Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt – Hưng Yên - Mã: 8134

Hưng Yên

fdi 1

1. Giới thiệu chung về khu công nghiệp Lý Thường Kiệt – Hưng Yên

Đánh giá của VNFDI: Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt của tỉnh Hưng Yên là khu công nghiệp được đánh giá cao vì là địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư với cơ sở hạ tầng được đồng bộ hóa, môi trường sạch sẽ ít bị ô nhiễm và mức ưu đãi đầu tư cao khi đầu tư vào khu công nghiệp.

Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt thuộc địa phận tỉnh Yên Mỹ, Ân Thi và Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên với quy mô quy hoạch đến năm 2020 là 500 ha. Khu vực này liền kề về phía Nam đường 5 cao tốc, phía Tây đường QL 39A, cách nút giao khác cốt liên thông QL 39A với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là 1km. Hiện nay khu vực ngày là khu vực đất canh tác nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là cây lúa, có năng suất thấp, khu vực không có dân cư sinh sống; mặt bằng đất được xử lý và sẵn sàng trong việc xây dựng các nhà máy và các xưởng. Tuy khu vực không có dân cư sinh sống nhưng vị trí địa lý gần khu kinh tế trọng điểm của phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng vì vậy có vô cùng nhiều nhân lực dồi dào, và tất cả đều được đào tạo có tay nghề để có thể hoàn thành tốt công việc.

Dưới đây là một vài thông tin khái quát về khu công nghiệp Lý Thường Kiệt như sau:

  • Tên: Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt – Hưng Yên
  • Thời điểm thành lập: 01/2010
  • Thời hạn vận hành: 01/2060 (50 năm kể từ ngày thành lập)
  • Địa chỉ: huyện Yên Mỹ, Khoái Châu và Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
  • Tổng diện tích: 300 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê là ha)
  • Diện tích xưởng: 1000m2 (diện tích sẵn sàng cho thuê 50ha,diện tích cho thuê nhỏ nhất 10.000m2)
  • Mật độ XD (%): 60%
  • Giá: 80 USD/m2 (Giá chưa bao gồm VAT)

Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt là khu công nghiệp tổng hợp có công nghệ kỹ thuật cao. Hiện tại khu công nghiệp đang kêu gọi đầu tư các ngành nghề như: s ản xuất, lắp ráp thiết bị điên, điện tử, điện lạnh, các sản phẩm từ công nghệ mới, kỹ thuật cao phục vụ các ngành điện tử, công nghệ thông tin, năng lượng mới. Sản xuất, chế tạo cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị, cơ khí lắp ráp. Ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành sản xuất ô tô, xe máy, máy móc thiết bị, đồ gia dụng. Kho vận, dịch vụ vận tải, kho bãi, trưng bày giới thiệu sản phầm.

e3

2. Khái quát về huyện Yên Mỹ – Hưng Yên

I. Diện tích và nguồn nhân lực huyện Yên Mỹ – Hưng Yên

Huyện Yên Mỹ được tái lập từ 01/9/1999 có 17 đơn vị hành chính (16 xã và 1 thị trấn), với tổng diện tích tự nhiên 92,50 km­2, mật độ dân số trung bình 1.534 người/km2, huyện có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào; Phía Nam giáp huyện Khoái Châu và huyện Ân Thi; Phía Đông giáp huyện Mỹ Hào và huyện Ân Thi; Phía Tây giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu.

Khi nhắc đến Yên Mỹ là không chỉ nhắc đến một vùng đất văn hóa, địa linh nhân kiệt mà còn nhắc đến một vùng đất con người nơi đây cần cù, năng động trong sản xuất kinh doanh như Trai Trang, Cống Tráng, Từ Hồ, Lực Điền…

II. Kinh tế huyện Yên Mỹ – Hưng Yên

Chính vì vậy sau 20 năm tái lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên địa bàn huyện đạt 14,4%. Năm 2018, tỷ trọng nông nghiệp còn 2,86%, giảm 15,97 lần, công nghiệp – xây dựng 83,25%, tăng gấp 6,21 lần; Tổng thu ngân sách năm 2018 đạt 404,2 tỷ đồng, tăng gấp 80,84 lần; Thu nhập bình quân đầu người đạt 66,9 triệu đồng, tăng gấp 20,9 lần, so với năm 2000.

Vào thời điểm năm 1999 chưa có dự án đầu tư vào địa bàn huyện; sau 20 năm tái lập huyện Yên Mỹ đã có 6 khu công nghiệp là: Phố Nối A, Phố Nối B, Khu công nghiệp dệt may, Khu công nghiệp Thăng Long II, Khu công nghiệp Yên Mỹ II, Khu công nghiệp Vigracera; 147 dự án trong các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng vạn lao động trong và ngoài huyện.

III. Giao thông huyện Yên Mỹ – Hưng Yên

Huyện Yên Mỹ có sông Nghĩa Trụ bắt nguồn từ cống Xuân Quan thuộc xã Xuân Quan, huyện Văn Giang chảy qua đến xã Minh Châu, sông Nghĩa Trụ chia làm hai nhánh: nhánh phía đông chảy qua Tân Việt rồi đổ ra sông Kẻ Sặt; nhánh còn lại chảy sang huyện Khoái Châu rồi đổ và sông Nghĩa Xuyên. Ngoài ra, còn có sông Kim Ngưu, sông đào nhà Lê.

  • Đường 39A chạy qua, đoạn từ Nghĩa Hiệp tới Minh Châu dài 11 km
  • Đường 380 từ xã Nghĩa Hiệp đến Cầu Treo
  • Đường 378 đi qua các xã Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hòa
  • Đường 376 từ Cầu Lác, thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm đi Hoan Ái – Cống Tráng, xã Tân Việt
  • Đường 199 trước là đê ngăn lũ từ Thiết Trụ (Bình Minh, Khoái Châu) qua Từ Hồ – Vai Bò – Lực Điền gặp đường 39A đến xã Lý Thường Kiệt – Tân Việt tới Sa Lung, đoạn qua Yên Mĩ dài 15 km
  • Đường 381 từ Bần Yên Nhân đi Từ Hồ – Quán Cà – Dân Tiến
  • Đường 207 từ Từ Hồ đi Văn Giang, đoạn qua huyện dài 3 km
  • Một đoạn rất ngắn của Quốc lộ 5A đi qua địa bàn xã Giai Phạm.

IV. Vị trí và kết nối khu công nghiệp Lý Thường Kiệt​ – Hưng Yên

Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt nằm ở huyện Yên Mỹ của tỉnh Hưng Yên với khoảng cách là 33 km từ trung tâm Hà Nội di chuyển mất 45’ bằng xe hơi. Với điều kiện giao thông thuận lợi như vậy bạn có thể tuyển các nhân viên, kỹ sư có năng lực tốt đang sống tại hà Nội và làm việc tại đây. Ngoài ra, khu công nghiệp Lý Thường Kiệt còn nằm sát Quốc lộ số 39 – liền kề nút giao cắt đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng; một điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Bạn cũng có thể di chuyển tới quốc lộ 1 mới, tuyến đường kết nối với Trung Quốc và Thái Lan. Hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi về đường bộ cụ thể:

  • Tuyến đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, rất thuận lợi về giao thông vận tải để thông thương với các vùng đô thị quan trọng như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương.
  • Cách thành phố Hà Nội khoảng 20 Km;
  • Cách sân bay Nội Bài 75 km;
  • Cảng Hải Phòng 70 km, cảng biển nước sâu Quảng Ninh khoảng 120 km.

Việc kết nối giao thông thuận lợi đến các tỉnh thành phố trong trung tâm trọng điểm kinh tế phía Bắc là một lợi thế lớn với các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Lý Thường Kiệt, không chỉ giảm chi phí vận chuyển hàng hóa mà còn thu hút được nguồn lao động dồi dào từ các tỉnh, thành phố lân cận.

3. Cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Lý Thường Kiệt​ – Hưng Yên

Hạ tầng cơ sở vật chất:

  • Hệ thống cung cấp điện: giai đoạn đầu, nguồn điện được cấp từ trạm 110KV/35/22KV, 2 x 63 MVA từ trạm Yên Mỹ. Giai đoạn sau sẽ phát triển bổ sung riêng trạm 110KV/35/22 KV.
  • Hệ thống thoát nước: Hướng tiêu thoát nước vào hệ thống thủy nông Bắc- Hưng – Hải.

Hạ tầng xã hội và các dịch vụ: Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt với vị trí địa lý thuận lợi nằm gần khu dân cư đã tận dụng được tối đa các thuận lợi về hạ tầng xã hội và dịch vụ của huyện Yên Mỹ.

  • Về ngân hàng: Hệ thống các Ngân hàng thương mại có trụ sở đặt cách KCN từ 3-5km.
  • Về bưu điện: Bưu điện đã có sẵn tại thị trấn Khoái châu cách Khu công nghiệp khoảng 3 Km.
  • Bệnh viện: Trung tâm y tế huyện Khoái châu và Yên Mỹ cách KCN từ 3-5km

e4 1

4. Ưu đãi đầu tư tại khu công nghiệp Lý Thường Kiệt – Hưng Yên

Dự kiến các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi đầu tư KCN Thăng Long II sẽ được hưởng các ưu đãi đầy đủ như: cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng kí kinh doanh và hưởng một số mức ưu đãi như:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp:

– Được hưởng thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm và được miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc một số lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Được hưởng thuế suất 17% và được miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc một số lĩnh vực như: Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản…

– Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới thực hiện trong KCN.

  • Về thuế nhập khẩu: Dự án đầu tư tại KCN được miễn thuế nhập khẩu hàng hoá nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định theo quy định Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

5.Chi phí đầu tư

ĐấtGiá thuê hạ tầng65 – 85 USD
Thời hạn thuê01/2060 (50 năm kể từ ngày thành lập)
Loại/HạngLevel A
Phương thức thanh toán12 tháng
Đặt cọc0.1
Diện tích tối thiểu1ha
Xưởng3 USD
Phí quản lýPhí quản ký0.4 USD/m2/năm
Phương thức thanh toánHàng năm
Giá điệnGiờ cao điểm0.1 USD/Kwh
Bình thường0.05 USD/Kwh
Giờ thấp điểm0.03 USD/Kwh
Phương thức thanh toánHàng tháng
Nhà cung cấpEVN
Giá nước sạchGiá nước0.4 USD/m3
Phương thức thanh toánHàng tháng
Nhà cung cấp nướcNhà máy nước địa phương tỉnh Hưng Yên
Phí nước thảiGiá thành0.28 USD/m3
Phương thức thanh toánHàng tháng
Chất lượng nước trước khi xử lýLevel B
Chất lượng nước sau khi xử lýLevel A (QCVN 40:20/BTNMT)
Phí khác

6. Dịch vụ hỗ trợ miễn phí của VNFDI

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư Miễn Phí như:

  • Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
  • Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;
  • Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
  • Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;
  • Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
  • Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

Liên hệ với chúng tôi

Công ty Liên Doanh Xúc Tiến Đầu Tư Và Hợp Tác Quốc Tế FDI

  • Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà D10, Đường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0826686833 / 02438356329
  • Email: [email protected]

Bản đồ

All in one