Dự án Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung – Bình Phước - Mã: 84897

Bình Phước

Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung nằm tọa lạc tại Bù Đăng – huyện lỵ có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Phước. Với diện tích ước tính 20ha và nhiều điều kiện thuận lợi, dự án hứa hẹn là điểm sáng tiềm năng để các nhà đầu tư gửi gắm niềm tin, mở rộng thị trường kinh doanh. 

I. Giới thiệu chung về Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung

Nghị định thành lập cụm công nghiệp Nghĩa Trung tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước được ban hành trong bối cảnh tỉnh Bình Phước đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và sản xuất. Cụ thể, vào ngày 2/3/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Sau đây là thông tin chủ đạo về dự án:

1. Tên dự án: Cụm công nghiệp Nghĩa Trung.

2. Địa điểm: thôn 5, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

3. Diện tích quy hoạch: 20ha.

4. Tổng mức đầu tư: ước tính 100 tỷ đồng.

5. Lĩnh vực thu hút đầu tư: sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn chế biến nông sản, sản xuất thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng, gắn với khu xử lý nước thải tập trung

Việc thành lập Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung nhằm mục tiêu tăng cường phát triển nền kinh tế trên địa bàn huyện Bù Đăng nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, phân tán nguồn lực và giảm áp lực cho các khu công nghiệp lớn trong khu vực, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng đất đai. Ngoài ra, điều này còn tạo nên nhiều cơ hội về việc cho người lao động tại địa phương cũng như các khu vực lân cận.

II. Vài nét tiêu biểu về tỉnh Bình Phước và huyện Bù Đăng

1. Tỉnh Bình Phước

Vị trí

Bình Phước là tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia với chiều dài đường biên giới là 240 km; phía Bắc giáp tỉnh Krachê và Mundukini (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Bình Phước được chia thành 11 đơn vị hành chính, gồm 3 thị xã (Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long) và 8 huyện (Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng).

Nguồn nhân lực

Bình Phước đang sở hữu những tiềm năng, lợi thế khác biệt. Đó là nguồn nhân lực lao động trẻ, dồi dào, chất lượng tốt.

Thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 1 triệu dân. Trong đó, lực lượng lao động của tỉnh hơn 617 ngàn người, chiếm 61%. Bình Phước đang ở thời kỳ dân số vàng, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội, đây được xem là lợi thế để Bình Phước thu hút đầu tư.

Tài nguyên thiên nhiên

Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên tỉnh có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng. Rừng và đất rừng ở Bình Phước có khoảng 360.000 ha, chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nơi đây tập trung rất nhiều loài gỗ quý như: cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương, sao, bằng lăng… Nhiều loài cây cung cấp vật liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ như: song, mây, tre, lồ ô…

Đất đai ở Bình Phước thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế rất cao như: tiêu, điều, cà phê, cao su…

Hướng tập trung vào phát triển cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả nông nghiệp và đem lại thành công cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

Kinh tế

Năm 2023, Bình Phước tăng trưởng kinh tế 8,34%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra là 8%), đứng đầu Đông Nam Bộ, đứng thứ 11 và gấp khoảng 1,5 lần so với mức trung bình chung cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 94 triệu đồng/người; thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI được 48 dự án, với số vốn đăng ký 824 triệu USD, đứng thứ 14 so với cả nước.

Lĩnh vực công nghiệp những năm gần đây phát triển vượt bậc so với các địa phương khác trong vùng Đông Nam Bộ. Nhiều thương hiệu hàng đầu về công nghiệp trên thế giới như: CP Thái Lan; Hayat Thổ Nhĩ Kỳ; Japfa; lốp xe Haohua – Trung Quốc… đã sớm có mặt tại Bình Phước.

Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước, huyện Chơn Thành trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Cùng với công nghiệp, nông nghiệp Bình Phước đang từng bước chuyển dần sang nền sản xuất giá trị cao, ứng dụng kỹ thuật, khoa học, công nghệ để nâng cao giá trị nông sản địa phương. Toàn tỉnh có 439.845 ha cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trong đó cây cao su và điều đang đứng đầu cả nước. Năm 2023, tỉnh xuất khẩu hơn 134,7 ngàn tấn các loại nông sản và mặt hàng trái cây sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Hạ tầng giao thông

Có 2 quốc lộ đi qua tỉnh Bình Phước là quốc lộ 13 với đoạn khởi đầu từ cầu Tham Rớt (giáp ranh tỉnh Bình Dương) và kết thúc tại cửa khẩu Hoa Lư (giáp ranh nước Campuchia) có chiều dài 80km và quốc lộ 14 bắt đầu từ ngã tư Chơn Thành đến Cây Chanh (ranh giới tỉnh Đắk Nông) dài 112,7km. Trên địa phận tỉnh Bình Phước cũng còn hệ thống đường tỉnh khá dồi dào với các đường 741, 751, 752, 753, 754, 755, 756,757, 759, 760, đường Sao Bộng – Đăng Hà và đường Đồng Tâm – Tà Thiết.

Mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là “điểm đến hấp dẫn” của Vùng Đông Nam Bộ, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển các cụm ngành có tiềm năng tạo nhiều việc làm có thu nhập và nguồn thu ngân sách; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn.

2. Huyện Bù Đăng

Vị trí và hành chính

Bù Đăng là huyện miền núi nằm phía Đông Bắc của tỉnh Bình Phước, tiếp giáp các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai và 4 huyện, thị xã trong tỉnh (Bù Gia Mập, Phước Long, Phú Riềng, Đồng Phú), cách trung tâm tỉnh lỵ 54km, cách TP. Hồ Chí Minh 165km về phía Nam nên là địa bàn có nhiều tiềm năng và lợi thế.

Bù Đăng là địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Bình Phước với 1.501km². Hiện nay, huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn.

Dân số

Bù Đăng có nguồn nhân lực dồi dào, dân số của huyện có trên 150 ngàn người, gồm 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, lập nghiệp. Bù Đăng là vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống đoàn kết các dân tộc, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng.

Tình hình kinh tế – xã hội 

Về kinh tế, ước tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện 6 tháng là 106.116,07 ha, đạt 100,8% so với kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện được hơn 115,674 tỷ đồng, đạt 54,82% chỉ tiêu tỉnh giao; chi ngân sách hơn 338,218 tỷ đồng, đạt 38,13% chỉ tiêu tỉnh giao. Đã cấp 17 giấy phép xây dựng, phê duyệt 14 nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các xã, tập trung triển khai tốt công tác đầu tư công, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, thực hiện chuyển đổi số, cải cách hành chính, cấp được 186 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Với quy mô và cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng như hiện nay, ước tính giá trị tăng bình quân 13-14%/năm.

3 16422618062024
Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cùng các cán bộ khảo sát các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn huyện

Về văn hóa, xã hội, đã giải quyết việc làm cho 4.200/6.500 lao động, đạt 64,62% kế hoạch; đào tạo nghề cho 400/500 người, đạt 80% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT là 80,5% đạt 85,64% kế hoạch. Quốc phòng – an ninh, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.

Hạ tầng giao thông 

Huyện Bù Đăng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên, có các tuyến đường giao thông như: Quốc lộ 14, ĐT760, ĐT755 và đường Sao Bọng – Đăng Hà đã được đầu tư nâng cấp.

Đây là những tuyến giao thông huyết mạch vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh của huyện, tạo thuận lợi cho Bù Đăng giao thương kinh tế với các tỉnh miền Đông Nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên; giúp huyện gần hơn với các đô thị và khu dân cư thuộc vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

Mạng lưới đường nhựa đã tới tất cả xã, thị trấn; đường liên xã, liên thôn ngày càng được nhựa hóa, bê tông hóa nhiều, tạo thuận lợi trong sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nông sản của nhân dân.

image00112122019094351
Quốc lộ 14 đoạn qua trung tâm huyện.

Phát huy lợi thế “cửa ngõ” của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, Bù Đăng trong những năm gần đây đang trở thành “cực nam châm” hút sóng đầu tư mạnh mẽ nhờ định hướng quy hoạch giao thương, nông nghiệp, công nghiệp và du lịch bền vững của địa phương. Đây cũng là “lực đẩy” lớn giúp bất động sản (BĐS) Bù Đăng “tăng tốc” thời gian tới.

III. Vị trí và kết nối của Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung

– Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung tại thôn 5, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có các tứ cận như sau:

+ Phía Bắc giáp với các khu dân cư và đất nông nghiệp.

+ Phía Nam giáp với đường giao thông liên xã và đất nông nghiệp.

+ Phía Đông giáp với đất nông nghiệp và khu dân cư.

+ Phía Tây giáp với đất nông nghiệp và một số công trình công cộng.

– Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung cách Thành phố Đồng Xoài – trung tâm tỉnh Bình Phước khoảng 60km.

– Cách TPHCM khoảng 130km về phía Nam.

– Gần các khu công nghiệp trong khu vực như KCN Minh Hưng, KCN Bắc Đồng Phú, KCN Nam Đồng Phú… thuận lợi giao lưu và hợp tác các ngành nghề.

– Cụm công nghiệp này được kết nối bởi các tuyến đường chính như Quốc lộ 14, tuyến đường quan trọng nối liền Tây Nguyên với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, giúp thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu.

– Cách Cảng Sài Gòn khoảng 130km, Cảng Bình Dương khoảng 110km.

– Cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 140km, thuận tiện luân chuyển hàng hóa.

Với hệ thống giao thông phát triển và vị trí địa lý thuận lợi, Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung có khả năng kết nối mạnh mẽ với các khu vực lân cận và các trung tâm kinh tế lớn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vận chuyển hàng hóa, tiếp cận thị trường và mở rộng kinh doanh một cách hiệu quả.

IV. Tiện ích hạ tầng của Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung

1. Hệ thống giao thông

– Các tuyến đường nội bộ trong cụm công nghiệp được quy hoạch và xây dựng với mặt đường rộng rãi, chất lượng cao.

– Giao thông kết nối trực tiếp với các tuyến chính như quốc lộ 14 và các đường tỉnh lộ, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa ra các cảng biển và sân bay

2. Hệ thống điện

– Được cung cấp bởi hệ thống điện lưới quốc gia, đảm bảo nguồn điện ổn định cho các hoạt động sản xuất.

– Trạm biến áp sẽ được xây dựng và bố trí hợp lý trong cụm công nghiệp để đảm bảo cung cấp điện liên tục và ổn định.

3. Hệ thống cấp nước và xử lý nước thải

– Được cung cấp nguồn nước từ các nhà máy nước trong khu vực, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt.

– Hệ thống thoát nước mưa và nước thải được thiết kế riêng biệt, đảm bảo không xảy ra tình trạng ngập úng trong mùa mưa.

– Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng với công nghệ hiện đại, đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra ngoài.

4. Hệ thống viễn thông: Được trang bị mạng viễn thông hiện đại, bao gồm cả internet tốc độ cao, đảm bảo kết nối thông tin liên lạc thuận lợi cho các doanh nghiệp.

5. An ninh và PCCC: Các biện pháp an ninh và phòng cháy chữa cháy được thiết lập và duy trì để đảm bảo an toàn cho cả người lao động và tài sản của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn các cơ sở hạ tầng khác như bãi đỗ xe, hệ thống đèn đường, khu vực cây xanh… đều được trang bị đầy đủ phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho các doanh nghiệp.

kien truc canh quan khu cong nghiep
Cảnh quan hạ tầng Cụm Công Nghiệp (Ảnh minh họa)

V. Ưu đãi đầu tư của Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung

Cụm Công Nghiệp Nghĩa Trung được triển khai với mục tiêu thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Do đó, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào cụm công nghiệp này.

1. Ưu đãi về thuế

– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

+ Miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu tiên kể từ khi có doanh thu.

+ Giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo.

+ Áp dụng thuế suất 10% cho các ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong 15 năm đầu tiên.

– Thuế giá trị gia tăng (VAT): Miễn thuế VAT đối với hàng hóa xuất khẩu.

–  Thuế nhập khẩu: Miễn thuế, giảm thuế hoặc hoàn thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

2. Ưu đãi về đất đai

–  Giá thuê đất: Giá thuê đất ưu đãi, thấp hơn so với giá thị trường.

–  Thời hạn thuê đất: Thời hạn thuê đất tối đa 50 năm, có thể gia hạn theo quy định của pháp luật.

–  Miễn tiền thuê đất: Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản.

3. Hỗ trợ về lao động

–  Hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo lao động: Các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp thường được hỗ trợ trong việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu sản xuất.

–  Chính sách bảo hiểm và phúc lợi cho người lao động: Cụm công nghiệp Long Giang thường có các chính sách bảo hiểm và phúc lợi hấp dẫn để thu hút và giữ chân nguồn lao động chất lượng.

4. Hỗ trơ về thủ tục hành chính

–  Thủ tục đầu tư được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

–  Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan.

VI. Hỗ trợ đầu tư

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư như:

Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);

Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;

Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);

Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;

Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;

Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

CÔNG TY LIÊN DOANH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ FDI

🏢 Địa chỉ:

– Hội sở Hồ Chí Minh: Lầu 8, số 67 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

– Văn phòng Hà Nội: 205 Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

☎️ Điện thoại: (+84) 98.668.6833/(+84) 24.3835.6329

📧  Email: [email protected]
All in one