Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai - Mã: 84847

Bình Phước

Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai nằm tọa lạc trên địa bàn huyện Hớn Quản, là một trong những dự án bất động sản được tỉnh Bình Phước kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 – 2025, với tổng diện tích lên đến 20ha. 

qh cong nghiep binh phuoc 2030
Bản đồ quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tầm nhìn đến 2023 tại Bình Phước.

I. Giới thiệu chung về Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai

Khoảng 3 năm trở lại đây, tỉnh Bình Phước trở thành điểm đến cho các nhà đầu tư với điều kiện tự nhiên thuận lợi. Cùng với đó là một loạt các chính sách áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và nâng cấp cơ sở hạ tầng, giúp tỉnh Bình Phước trở thành một môi trường đầu tư rất đáng cân nhắc hiện nay.

Tận dụng những lợi thế ưu việt đó, Bình Phước cũng đã lên kế hoạch kêu gọi đầu tư các dự án bất động sản, đặc biệt là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các quận huyện trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh. Trong đó, phải kể đến dự án Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai, là một trong những dự án được UBND Bình Phước triển khai kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 – 2025, đã ban hành trong Quyết định 3057/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2020. 

Sau đây, FDI xin cung cấp một số thống tin chủ đạo của dự án: 

Tên dự án: Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai. 

Vị trí triển khai: Xã Tân Khai (nay là thị trấn Tân Khai), huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. 

Tổng diện tích quy hoạch: 20ha.

Tổng mức đầu tư: ước tính 100 tỷ đồng. 

Lĩnh vực thu hút đầu tư: chế biến nông sản, sản xuất thực phẩm, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và sản xuất hàng tiêu dùng, gắn với khu xử lý nước thải tập trung. 

nghi dinh 68 cum cong nghiep anh 2 1710498600856297059785 1
Bản đồ tổng thể Cụm công nghiệp (Ảnh minh họa)

II. Khái quát tỉnh Bình Phước và huyện Hớn Quản

1. Tỉnh Bình Phước

Bình Phước là tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia với chiều dài đường biên giới là 240 km; phía Bắc giáp tỉnh Krachê và Mundukini (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Bình Phước được chia thành 11 đơn vị hành chính, gồm 3 thị xã (Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long) và 8 huyện (Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng)

ban do BP 1
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước.

– Về dân số: Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 41 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người X’tiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày… vì vậy Bình Phước pha trộn nhiều nét văn hóa đa dạng khác nhau. Tính đến hết năm 2022, dân số của tỉnh ước 1.034.667 người (theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước).

– Về tài nguyên thiên nhiên: Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên tỉnh có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng. Rừng và đất rừng ở Bình Phước có khoảng 360.000 ha, chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nơi đây tập trung rất nhiều loài gỗ quý như: cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương, sao, bằng lăng… Nhiều loài cây cung cấp vật liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ như: song, mây, tre, lồ ô…

Đất đai ở Bình Phước thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế rất cao như: tiêu, điều, cà phê, cao su…

Hướng tập trung vào phát triển cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả nông nghiệp và đem lại thành công cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

– Về khí hậu: Khí hậu Bình Phước thuộc dạng nhiệt đới gió mùa ổn định, chia thành hai mùa trong năm (mùa mưa bắt đầu tư tháng 05 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu tù tháng 11 đến tháng 04 ), lượng mưa trung bình là 2.400mm/năm. Bình Phước hầu như không có lụt và bão lớn, nhiệt độ trung bình khoảng 26,5oC.

– Về giao thông: Có 2 quốc lộ đi qua tỉnh Bình Phước là quốc lộ 13 với đoạn khởi đầu từ cầu Tham Rớt (giáp ranh tỉnh Bình Dương) và kết thúc tại cửa khẩu Hoa Lư (giáp ranh nước Campuchia) có chiều dài 80km và quốc lộ 14 bắt đầu từ ngã tư Chơn Thành đến Cây Chanh (ranh giới tỉnh Đắk Nông) dài 112,7km. Trên địa phận tỉnh Bình Phước cũng còn hệ thống đường tỉnh khá dồi dào với các đường 741, 751, 752, 753, 754, 755, 756,757, 759, 760, đường Sao Bộng – Đăng Hà và đường Đồng Tâm – Tà Thiết.

c 45 1678271652 7286
Bản đồ giao thông tỉnh Bình Phước.

Mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là “điểm đến hấp dẫn” của Vùng Đông Nam Bộ, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển các cụm ngành có tiềm năng tạo nhiều việc làm có thu nhập và nguồn thu ngân sách; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn.

2. Huyện Hớn Quản

Huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước nằm trên Quốc lộ 13 cách Chơn Thành khoảng 15 km, cách thị xã Bình Long khoảng 12 km, cách thành phố Đồng Xoài theo Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 khoảng 45 km. Trong tương lai Hớn Quản nằm trên trục đường sắt Xuyên Á, có đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh đi cửa khẩu Hoa Lư.

  • Phía Bắc giáp thị xã Bình Long và huyện Lộc Ninh
  • Phía Nam giáp thị xã Chơn Thành
  • Phía Đông giáp huyện Phú Riềng và huyện Đồng Phú
  • Phía Tây giáp huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.
o2 11003824082022
Một góc Quốc lộ 13 đi qua thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

– Diện tích: 664,13 km²

– Dân số: 115.000 người (2023)

– Hành chính: Gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Tân Khai (huyện lỵ) và 12 xã: An Khương, An Phú, Đồng Nơ, Minh Đức, Minh Tâm, Phước An, Tân Hiệp, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Quan, Thanh An, Thanh Bình.

– Về kinh tế: Kinh tế huyện Hớn Quản luôn phát triển ổn định, các ngành, lĩnh vực đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 9%; Tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 6.441 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 1.238,2 tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2022 đạt 641 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 69 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, đã có 10/12 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn và 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Huyện Hớn Quản có nhiều lợi thế trong việc thu hút đầu tư, nhất là ngành công nghiệp. Tính tới thời điểm này, trên địa bàn huyện đã có 5 khu công nghiệp chiếm phần lớn trong thị trường công nghiệp Bình Phước. Trong đó có KCN Minh Hưng, KCN Việt Kiều, Thanh Bình, Tân Khai 1, 2.

Với việc tỉnh Bình Phước đang quy hoạch 5 Cụm công nghiệp gồm: Thanh Bình, Thanh An, Tân Lợi, Lê Vi – Tân Khai và Tân Hiệp trên địa bàn huyện Hớn Quản. Qua đó, cho thấy sự phát triển về công nghiệp và dịch vụ của huyện được đánh giá cao, làm tiền đề cho sự phát triển của thị trường đất nền Hớn Quản.

III. Vị trí và kết nối của Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai

– Tứ cận của Cụm công nghiệp: 

  • Phía Bắc giáp khu dân cư và đất nông nghiệp.
  • Phía Nam giáp QL13.
  • Phía Tây giáp đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
  • Phía Đông giáp đất nông nghiệp và một số cơ sở kinh doanh nhỏ. 

– Cách thị xã Đồng Xoài, trung tâm kinh tế của tỉnh Bình Phước, khoảng 30km

– Cách Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, khoảng 100 km về phía Bắc.

– Nằm cách trung tâm thị trấn Tân Khai khoảng 5km về phía Đông Bắc.

– Nằm gần các tuyến đường huyết mạch như QL13, QL14 giúp kết nối các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai…

– Gần các KCN Chơn Thành, KCN Minh Hưng. 

– Nằm cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 100km. 

Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai ở xã Tân Khai, huyện Hớn Quản có kết nối thuận lợi với các khu vực lân cận nhờ vào vị trí địa lý chiến lược và hạ tầng giao thông phát triển. Các kết nối này không chỉ giúp dễ dàng vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu mà còn tạo điều kiện cho sự hợp tác và phát triển kinh tế giữa các khu vực.

IV. Cơ sở hạ tầng trong Cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai được quy hoạch và phát triển với mục tiêu trở thành khu công nghiệp hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó, cụm công nghiệp sẽ được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khá đầy đủ và hoàn thiện, bao gồm:

Hệ thống giao thông

+ Các tuyến đường chính trong cụm công nghiệp có chiều rộng đảm bảo thông thoáng, an toàn. 

+ Được trải nhựa hoặc bê tông, đảm bảo giao thông thông suốt cho các phương tiện vận tải.

Hệ thống điện – nước

+ Cung cấp điện 3 pha, công suất đến từng nhà máy theo nhu cầu của nhà đầu tư. Hệ thống điện được vận hành bởi Công ty Điện lực Bình Phước, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Cung cấp nước sạch sinh hoạt và nước công nghiệp theo tiêu chuẩn TCVN.

+ Hệ thống xử lý nước thải tiên tiến được đầu tư và xây dựng, đảm bảo việc xử lý nước thải từ các doanh nghiệp sản xuất trước khi đưa ra môi trường không gây ô nhiễm.

Hệ thống viễn thông: Được trang bị mạng viễn thông hiện đại, bao gồm cả internet tốc độ cao, đảm bảo kết nối thông tin liên lạc thuận lợi cho các doanh nghiệp.

An ninh và PCCC: Các biện pháp an ninh và phòng cháy chữa cháy được thiết lập và duy trì để đảm bảo an toàn cho cả người lao động và tài sản của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các tiện ích hỗ trợ như ngân hàng, cửa hàng tiện lợi và các dịch vụ khác như đèn đường, cây xanh đều được đầu tư đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp và người lao động trong khu vực. 

Có thể thấy, chính quyền địa phương đã có chính sách hỗ trợ Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai với cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ giúp các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư không phải lo lắng về cơ sở vật chất. Đây là một địa điểm lý tưởng để đầu tư cũng như phát triển các ngành công nghiệp.

V. Ưu đãi đầu tư của Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai

Cụm công nghiệp Lê Vi-Tân Khai được triển khai với mục tiêu thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Do đó, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào cụm công nghiệp này.

1. Ưu đãi về thuế

– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

+ Miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu tiên kể từ khi có doanh thu.

+ Giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo.

+ Áp dụng thuế suất 10% cho các ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong 15 năm đầu tiên.

– Thuế giá trị gia tăng (VAT): Miễn thuế VAT đối với hàng hóa xuất khẩu.

–  Thuế nhập khẩu: Miễn thuế, giảm thuế hoặc hoàn thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

2. Ưu đãi về đất đai

–  Giá thuê đất: Giá thuê đất ưu đãi, thấp hơn so với giá thị trường.

–  Thời hạn thuê đất: Thời hạn thuê đất tối đa 50 năm, có thể gia hạn theo quy định của pháp luật.

–  Miễn tiền thuê đất: Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản.

3. Hỗ trợ về lao động

–  Hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo lao động: Các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp thường được hỗ trợ trong việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu sản xuất.

–  Chính sách bảo hiểm và phúc lợi cho người lao động: Cụm công nghiệp Long Giang thường có các chính sách bảo hiểm và phúc lợi hấp dẫn để thu hút và giữ chân nguồn lao động chất lượng.

4. Hỗ trơ về thủ tục hành chính

–  Thủ tục đầu tư được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

–  Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan.

VI. Hỗ trợ đầu tư

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư như:

Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);

Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;

Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);

Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;

Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;

Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

CÔNG TY LIÊN DOANH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ FDI

🏢 Địa chỉ:

– Hội sở Hồ Chí Minh: Lầu 8, số 67 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

– Văn phòng Hà Nội: 205 Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

☎️ Điện thoại: (+84) 98.668.6833/(+84) 24.3835.6329

📧  Email: [email protected]
All in one