Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và Trung tâm thành phố Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế – xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút
Các điểm cực của tỉnh Thái Nguyên
Điểm cực bắc tại: vùng núi Tân Trào, xã Linh Thông, huyện Định Hóa
Điểm cực đông tại: khu Lân Thùng, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai
Điểm cực tây tại: vùng núi gần với đèo Khế, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ
Kinh tế
Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Tuy vậy, Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển từ rất sớm, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của miền bắc
Trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt trên 4.24%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4.45%; xuất khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt gần 40 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 41,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước đạt 15,56 nghìn tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu vùng trung du miền núi phía bắc, đạt kế hoạch đề ra, nhưng giảm 0,3% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách địa phương đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% so với dự toán và bằng 76,5% so với cùng kỳ.Năm 2021, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 7%.Tính đến tháng 12/2019, trên địa bàn tỉnh có trên 7.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 86 nghìn tỷ đồng; các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 250 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng số vốn đăng ký gần 9,5 tỷ USD, thu hút được trên 120.000 lao động, với thu nhập bình quân gần 7 triệu đồng/tháng
Có tổ hợp Samsung với 2 nhà máy SEVT và SEMV với tổng mức đầu tư hơn 7 tỉ đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Yên Bình. Khu tổ hợp này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Thái Nguyên ngày nay
Hiện đang triển khai xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình có diện tích 545,82ha nằm trên địa bàn thành phố Phổ Yên và huyện Phú Bình. Tổng mức đầu tư chỉ riêng hạ tầng của dự án này dự kiến là 4.232 tỷ đồng. Thời gian triển khai từ 2020-2025
Quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2019 đã có 23 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích hơn 763 ha (7.63 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Theo Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, sẽ hình thành 35 CCN với tổng diện tích 1.259 ha. Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà trong năm 2019 Thái Nguyên có khoảng 120.000 công nhân, trong đó có tới 43.045 người có nhu cầu về nhà ở
Trung bình hàng năm (từ 2016-2019) tỉnh đã giải quyết bình quân mỗi năm trên 22 nghìn lao động có việc làm ổn định. Đến hết năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 68,6%, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 4,38%
Dân cư
Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, trong đó nam có 629.197 người và nữ là 657.554 người. Tổng dân số đô thị là 410.267 người (31,9%) và tổng dân cư nông thôn là 876.484 người (68,1%)
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2019 của Thái Nguyên là 1,36%. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị của tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ đô (chỉ sau Thành phố Hà Nội)
Tỷ lệ đô thị hóa của Thái Nguyên tính đến năm 2020 là 40%
Giao thông
Đường bộ
Thái Nguyên có hệ thống hạ tầng giao thông tương đối phát triển, với 1 tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, 1 tuyến tiền cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới, 5 tuyến quốc lộ đi qua
: Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) là tiền cao tốc
: Tuyến Quốc lộ 3 từ Thành phố Thái Nguyên đi Hà Nội, đoạn qua TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công và TP. Phổ Yên đã được nâng cấp thành đường cấp III đô thị chính thứ yếu 4 làn xe
Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối huyện Đại Từ và thành phố Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 242, 259, 262. Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phong trào vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, do vậy, kinh phí để hoàn thành các tuyến đường đã được giảm xuống
III. Lợi thế cạnh tranh của cụm công nghiệp Tân Phú 1, 2
Giao thông
Giao thông Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội – Hải Dương – Hưng Yên – Bắc Ninh – Vĩnh Phúc
Đường bộ
QL 3 đi biên giới với Trung Quốc (Cao Bằng)
QL 3 đi Hà Nội
CT07 đi Hà Nội
Đường sắt
Thái Nguyên – Bắc Giang – Hải Dương – Quảng Ninh
Cảng biển
Cách cảng biển Hải Phòng: 141 km
Cách cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh): 162 km
Cách sân bay QT Nội Bài 37 km
Cửa khẩu
Cách cửa khẩu Lạng Sơn – Nam Ninh: 142 km
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường
Đường trục chính Lộ giới 20,5m: Bmặt=10,5m, Bhè=5,0×2=10,0m
Đường nhánh Tân Phú 1: Lộ giới 20,5m: Bmặt=10,5m, Bhè=5,0×2=10,0m;
Tân Phú 2: Lộ giới 19,0m: Bmặt=9,0m, Bhè=5,0×2=10,0m
Hệ thống cấp điện
Trạm biến áp trung thế 110kv/22 – 63kvA. Đặt tại phía Bắc CCN Tân Phú 2. (Do EVN Thái Nguyên đầu tư xây dựng, dự kiến tháng 9/2022)
Đường dây 22kV cấp điện tới từng lô đất
Hệ thống cấp nước
Xây dựng nhà máy nước cho 2 Cụm Công suất: 4.300m3/ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải/rác thải
Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho 2 Cụm
Nước thải sau khi xử lý đảm bảo chỉ tiêu theo quy định hiện hành, được thải ra hệ thống thoát nước chung
Công suất: 2.800m3/ngày đêm Dự kiến tháng 8/2022 bắt đầu xây dựng 2 nhà máy
Hệ thống viễn thông
Xây dựng tuyến cáp quang chôn ngầm dẫn từ tổng đài viễn thông khu vực đến tổng
Các dịch vụ khác
Hải quan
28 km
Ngân hàng
AgriBank, BIDV
Nhà ở công nhân Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa Yên Bình (7km), Trạm y tế xã Đông Cao, Phòng khám đa khoa Chiến
Thắng, Trạm y tế xã Trung Thành,…
Giáo dục
Trường dạy nghề – Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim (15,5 km)
Trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp (11,2 km)
Trường cao đẳng Công nghiệp Việt Đức (12,0 km).
Trường Cao đẳng nghề Việt Xô (18,0 km)
Trường cao đẳng nghề điện (17,5 km)
Trường cao đẳng nghề số 1 (25,0 km)
Nguồn lao động
Dân số tỉnh Thái Nguyên: 1.307.871 người, trong đó
– KV nông thôn: 67%
– KV thành thị: 33%
Số người trong độ tuổi lao động: 65%
IV. Chính sách ưu đãi đầu tư
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với CCN)
Miễn tiền thuê đất hàng năm 07 năm (Điều 27 Nghị định 68/2017/NĐ-CP)
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế suất ưu đãi 17% trong thời gian mười năm (10 năm) (Điều 19, VBHN số
66/VBHN-BTC)
Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp
theo (Điều 20, VBHN số 66/VBHN-BTC);
Miễn thuế XNK
Hưởng thuế xuất nhập khẩu đối với nguyên liệu vật tư linh kiện trong nước chưa sản xuất được (nếu đáp ứng điều kiện) theo quy định của luật thuế XNK và Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu