Cụm công nghiệp Minh Đức 1 – Thái Nguyên - Mã: 8877

Thái Nguyên

fdi 1

I. Thông tin chi tiết Cụm công nghiệp Minh Đức 1 – Thái Nguyên

Cụm công nghiệp Minh Đức 1 được đầu tư xây dựng hoàn thành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ, tạo sức lan tỏa mới về đầu tư, chuyển dịch thị trường lao động, đất đai, sản xuất hàng hóa; thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, góp phần nâng cao đời sống, phát triển nông thôn theo bước công nghiệp hiện đại. Dưới đây, VNFDI xin đưa ra các nội dung chủ yếu về Cụm công nghiệp MInh Đức 1 như sau:

  • Tên: Cụm công nghiệp Minh Đức 1 – Thái Nguyên
  • Quy mô diện tích quy hoạch: 75 ha.
  • Địa điểm: TX Phổ Yên,cách TP Thái Nguyên 24km

ad1

II. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên

Vị trí

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km², có vị trí địa lý:

Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và Trung tâm thành phố Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tếxã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Các điểm cực của tỉnh Thái Nguyên:

  • Điểm cực bắc tại: vùng núi Tân Trào, xã Linh Thông, huyện Định Hóa.
  • Điểm cực đông tại: khu Lân Thùng, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai.
  • Điểm cực nam tại: thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, thành phố Phổ Yên.
  • Điểm cực tây tại: vùng núi gần với đèo Khế, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ.

Kinh tế

Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam.Tuy vậy, Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển từ rất sớm, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của miền bắc.

Trong năm 2020, kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chuyển biến tích cực dù chịu ảnh hưởng tương đối do dịch bệnh COVID-19: Tăng trưởng kinh tế đạt trên 4.24%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4.45%; xuất khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt gần 40 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 41,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước đạt 15,56 nghìn tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu vùng trung du miền núi phía bắc, đạt kế hoạch đề ra, nhưng giảm 0,3% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách địa phương đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% so với dự toán và bằng 76,5% so với cùng kỳ.Năm 2021, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 7%.Tính đến tháng 12/2019, trên địa bàn tỉnh có trên 7.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 86 nghìn tỷ đồng; các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 250 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng số vốn đăng ký gần 9,5 tỷ USD, thu hút được trên 120.000 lao động, với thu nhập bình quân gần 7 triệu đồng/tháng.

Thái Nguyên có tổ hợp Samsung với 2 nhà máy SEVT và SEMV với tổng mức đầu tư hơn 7 tỉ đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Yên Bình. Khu tổ hợp này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Thái Nguyên ngày nay. Cùng với đó, tổ hợp khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (gần 01 tỷ USD), dự án Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc và các dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt Sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ Sông Cầu cùng nhiều dự án công nghiệp hiện đại khác đã mang lại diện mạo mới cho công nghiệp Thái Nguyên, trước kia vốn chỉ dựa vào khu công nghiệp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.

Thái Nguyên hiện đang triển khai xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình có diện tích 545,82ha nằm trên địa bàn thành phố Phổ Yên và huyện Phú Bình. Tổng mức đầu tư chỉ riêng hạ tầng của dự án này dự kiến là 4.232 tỷ đồng.Thời gian triển khai từ 2020-2025.

Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2019 đã có 23 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích hơn 763 ha (7.63 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Theo Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, sẽ hình thành 35 CCN với tổng diện tích 1.259 ha.Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà trong năm 2019 Thái Nguyên có khoảng 120.000 công nhân, trong đó có tới 43.045 người có nhu cầu về nhà ở.

Trung bình hàng năm (từ 2016-2019) tỉnh đã giải quyết bình quân mỗi năm trên 22 nghìn lao động có việc làm ổn định. Đến hết năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 68,6%, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 4,38%.

Dân cư

Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, trong đó nam có 629.197 người và nữ là 657.554 người. Tổng dân số đô thị là 410.267 người (31,9%) và tổng dân cư nông thôn là 876.484 người (68,1%). Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2019 của Thái Nguyên là 1,36%. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị của tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ đô (chỉ sau Thành phố Hà Nội). Tỷ lệ đô thị hóa của Thái Nguyên tính đến năm 2020 là 40%.

Giao thông

Đường bộ

Thái Nguyên có hệ thống hạ tầng giao thông tương đối phát triển, với 1 tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, 1 tuyến tiền cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới, 5 tuyến quốc lộ đi qua.

CT 07, VNM.svg: Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) là tiền cao tốc.

QL 1B, VNM.svg: Tuyến Quốc lộ 1B từ Thành phố Thái Nguyên đi Lạng Sơn.

QL 3, VNM.svg 32px AHN AH14.svg: Tuyến Quốc lộ 3 từ Thành phố Thái Nguyên đi Hà Nội, đoạn qua TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công và TP. Phổ Yên đã được nâng cấp thành đường cấp III đô thị chính thứ yếu 4 làn xe.

QL 17, VNM.svg: Tuyến Quốc lộ 17 phường Chùa Hang, Thành phố Thái Nguyên đi Hà Nội, qua Bắc NinhBắc Giang.

QL 3C, VNM.svg: Tuyến Quốc lộ 3C từ Định Hóa, Thái Nguyên nối qua các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng.

QL 37, VNM.svg: Tuyến Quốc lộ 37 có 2 hướng, lấy thành phố Thái Nguyên làm đầu nút. Hướng 1 đi từ Thành phố Thái Nguyên qua huyện Đại Từ sang các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái. Hướng 2 từ Thành phố Thái Nguyên theo hướng Phú Bình đi các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hải PhòngThái Bình.

Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối huyện Đại Từ và thành phố Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 242, 259, 262. Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phong trào vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, do vậy, kinh phí để hoàn thành các tuyến đường đã được giảm xuống.[27]

Đường sắt

Về đường sắt, tỉnh Thái Nguyên có tuyến đường sắt Hà Nội – Quan Triều [28] hay còn gọi là tuyến đường sắt Hà Thái; tuyến đường sắt Quan Triều – Núi Hồng dài 33,5 km đã từng có một đoạn ngắn nối lên tỉnh Tuyên Quang nhưng ngày nay đã bị bỏ và chỉ sử dụng để chuyên chở khoáng sản. Tuyến đường sắt Kép – Lưu Xá (từ phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên đến thị trấn Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) được xây dựng trong thời chiến tranh để nhận viện trợ của các nước XHCN đã bị bỏ hoang, cộng thêm hệ thống đường sắt nội bộ trong khu Gang Thép.

Đường sông

Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển ở sông Cầusông Công đoạn cuối nguồn thuộc tỉnh, dự án Cụm cảng Đa Phúc được xây dựng tại thành phố Phổ Yên có thể kết nối đến cảng Hải Phòng

ad3

III. Lĩnh vưc mời gọi đầu tư Cụm công nghiệp Minh Đức 1 – Thái Nguyên

  • Công nghệ thông tin, công nghệ cao
  • Sản xuất sản phẩm điện tử.
  • Sản xuất máy móc, thiết bị, cụm chi tiết trong các lĩnh vực: khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng, xi măng; sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn; sản xuất máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim.
  • Đầu tư sản xuất khí cụ điện trung, cao thế, máy phát điện cỡ lớn.
  • Đầu tư sản xuất động cơ diezen; đầu tư sản xuất và sửa chữa, đóng tàu thuỷ; thiết bị phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu đánh cá; sản xuất máy, phụ tùng ngành động lực, thủy lực, máy áp lực.
  • Sản xuất: thiết bị, xe, máy xây dựng; thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải; đầu máy xe lửa, toa xe.
  • Đầu tư sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu.
  • ….

ad2

IV. Hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp Minh Đức 1 – Thái Nguyên

  • Giao thông: Thuận lợi tiếp giáp đường tỉnh DDT261 đi TT Ba Hàng, Tx Phổ Yên
  • Điện: 35KV
  • Nước: Nguồn cấp từ Nhà máy nước sông Công
  • Xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước thải tập trung

V. HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư MIỄN PHÍ như:

Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);

Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;

Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);

Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;

Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;

Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Công ty Liên Doanh Xúc Tiến Đầu Tư Và Hợp Tác Quốc Tế FDI

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà D10, Đường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 0826686833 / 02438356329

Email: [email protected]

Bản đồ

All in one