Cụm công nghiệp Cẩm Sơn – Thanh Hoá - Mã: 8763

Thanh Hóa

fdi 1

I. Thông tin chi tiết về Cụm công nghiệp Cẩm Sơn

Cụm công nghiệp Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thuỷ được đầu tư xây dựng hoàn thành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện Cẩm Thuỷ nói riêng và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói chung. Tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ, tạo sức lan tỏa mới về đầu tư, chuyển dịch thị trường lao động, đất đai, sản xuất hàng hóa; thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, góp phần nâng cao đời sống, phát triển nông thôn theo bước công nghiệp hiện đại. Dưới đây, VNFDI xin đưa ra các nội dung chủ yếu về Cụm công nghiệp Cẩm Sơn như sau:

  • Tên: Cụm công nghiệp Cẩm Sơn – Thanh Hóa.
  • Quy mô diện tích quy hoạch: 19,88 ha.
  • Địa điểm: Thị trấn Phong Sơn, xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
  • Tính chất CCN gồm các ngành: Các ngành nghề được tiếp nhận vào Cụm Công nghiệp Cẩm Sơn là các ngành nghề công nghiệp không thuộc trong danh sách của Công văn số 1349/UBND ngày 21/12/2012 của UBND huyện Điện Bàn. Đặc biệt, ưu tiên các loại hình công nghiệp nhẹ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu xây dựng.
  • Thời hạn: 50 năm kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư.

a7 2

II. Khái quát về tỉnh Thanh Hóa

Địa lý

Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của Cục Bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18′ Bắc đến 20°40′ Bắc, kinh tuyến 104°22′ Đông đến 106°05′ Đông.

Các điểm cực của tỉnh Thanh Hóa:

  • Điểm cực bắc tại: xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa.
  • Điểm cực đông tại: xã Nga Điền, huyện Nga Sơn.
  • Điểm cực tây tại: xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
  • Điểm cực nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn.

Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.120,6 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².

Kinh tế

Năm 2019 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%, tăng 2,5%.

Sản xuất nông nghiệp mặc dù bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, nhưng vẫn phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện; tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 28.199 tỷ đồng, tăng 2,27% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt kết quả vượt bậc. Năm 2019, có 05 huyện, thành phố, 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt kế hoạch (kế hoạch là 01 huyện, 41 xã), nâng tổng số đơn vị đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 6 huyện, thành phố, 350 xã (đạt tỷ lệ 61,5%), 799 thôn, bản, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (đến năm 2020 có 05 huyện và 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới); bình quân toàn tỉnh đạt 16,7 tiêu chí/xã.

Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao; giá trị sản xuất ước đạt 126.072 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ. Hầu hết sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều có sản lượng tăng so với cùng kỳ, trong đó một số sản phẩm tăng cao như: Thép (gấp 49 lần), thuốc lá (tăng 33,3%), giày (25,2%), quần áo (23,7%), đường (19%), bia (19%), xi măng (7,6%).

Các ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt lần đầu tiên có khoản 500 tỷ đồng từ doanh thu vận tải quốc tế (Cảng Container quốc tế Nghi Sơn). Mặc dù nhỏ nhưng mở ra triển vọng lớn với ý nghĩa Thanh Hóa kết nối thẳng với quốc tế sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Bên cạnh đó một số ngành có nhiều khởi sắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 108.643 tỷ đồng, vượt 3,5% kế hoạch, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Năm 2019, toàn tỉnh ước đón 9,65 triệu lượt khách, vượt 1,6% kế hoạch, tăng 17% so với cùng kỳ, trong đó có 300 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 30,3%; doanh thu du lịch ước đạt 14.525 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ… Năm 2019 thu ngân sách nhà nước ước đạt 27.359 tỷ đồng, vượt 2,7% dự toán và tăng 18% so với cùng kỳ.

Giao thông

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trên toàn tỉnh có 8 ga tàu hỏa trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Namga Thanh Hóa. Có 6 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam: quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 15, quốc lộ 45, quốc lộ 47, quốc lộ 217đường Hồ Chí Minh), xa lộ xuyên Á (AH1) chạy qua Thanh Hóa trên quốc lộ 1A với chiều dài 98,8 km. Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km[37]; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT[38]. Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.

III. TIỀM NĂNG KẾT NỐI

Ranh giới CCN Cẩm Sơn. huyện Cẩm Thuỷ cụ thể như sau:

  • Phía Bắc: Giáp đường liên xã (đường tránh lũ từ Thị trấn đi xã Cẩm Yên);
  • Phía Đông: Giáp đất sản xuất lâm nghiệp;
  • Phía Nam: Giáp đất sản xuất lâm nghiệp;
  • Phía Tây: Giáp hành lang đường Quy hoạch tránh thị trấn Phong Sơn (đường hầm quy hoạch nắn đường Hồ Chí Minh).

Khu vực lập quy hoạch Cụm công nghiệp Cẩm Sơn, kết nối 3 loại hình giao thông lớn bao gồm:

  • Cách TP. Thanh Hoá 56,1km (gần 2 giờ đi đường);
  • Cách TP. Ninh Bình 79km (gần 2 giờ đi đường);
  • Cách cảng hàng không Thọ Xuân 43km (hơn 1 giờ đi đường);
  • Cách Hà Nội 132km và cách TP. Hưng Yên 124km.

Đây là một lợi thế rất lớn khi thực hiện dự án, với lợi thế này sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện thi công dự án, cũng như dự án đi vào vận hành khai thác.

Theo đánh giá của VNFDI: Cụm công nghiệp Cẩm Sơn nằm trong khu vực có hệ thống giao thông rất thuận tiện cho việc mua bán, trao đổi nguyên liệu, hàng hóa… CCN Cẩm Sơn thuộc huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá – là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá, nằm bên bờ sông Mã và tiếp giáp với các tỉnh lân cận như Ninh Bình.

=> Đây đều là những tuyến giao thông huyết mạch, mới được đầu tư cải tạo, nâng cấp nên mặt đường rộng, các phương tiện dễ dàng di chuyển.

a8 1

IV. LĨNH VỰC KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

CCN Cẩm Sơn được định hướng phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu. Các ngành nghề thu hút đầu tư vào CCN bao gồm:

  • Nhóm các dự án điện, điện tử, viễn thông, điện lạnh;
  • Nhóm các dự án công nghiệp dệt và hoàn thiện sau dệt, may mặc, giày da;
  • Nhóm các dự án chế biến thực phẩm, nước giải khát;
  • Nhóm các dự án chế biến gỗ (không nấu, tẩm), giấy;
  • Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng;
  • Nhóm các dự án chế biến nông sản;
  • Nhóm các dự án văn phòng phẩm;
  • Nhóm các dự án chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản;
  • Nhóm sản xuất giấy từ bột giấy tái chế (nguyên liệu bột giấy được thu mua từ các đơn vị khác, không sản xuất bột giấy tái chế);
  • Nhóm các dự án sản xuất các sản phẩm nhựa (Ngành nước, gia dụng, công nghiệp) với điều kiện nguyên liệu sử dụng sản xuất là hạt nhựa;
  • Nhóm các dự án sản xuất các sản phẩm kim loại, linh kiện, phụ kiện kim loại với điều kiện trong quy trình sản xuất không có công đoạn nấu luyện kim loại, xi mạ.

V. CƠ SỞ HẠ TẦNG & TIỆN ÍCH

  • Tổng diện tích: 39,291 ha.
  • Hiện trạng giao thông đối nội, đối ngoại của CCN:

– Đã có một tuyến đường nhựa ĐT605A nằm cạnh Đông của khu đất là trục giao thông đối ngoại chính của cụm sau này.
– Về phía Bắc có một tuyến đường đất vào khu vực các nhà máy gạch tuy nen hiện hữu.
– Về phía Nam của khu đất quy hoạch có tuyến đường đất vào khu dân cư hiện hữu, ô tô có thể đi lại được
– Ngoài ra, còn một số tuyến đường mòn đất nằm trong diện tích đất khảo sát quy hoạch.

  • Hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Khu vực này chưa có hệ thống thoát nước bẩn, toàn bộ nước thải được thoát tự nhiên. Dự án xây dựng hệ thống thoát nước bẩn độc lập với hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống cống sử dụng có đường kính D400.
  • Hệ thống cấp điện: Hệ thống điện của huyện thuộc đường dây 220 kV Cẩm Thuỷ.
  • Hệ thống chiếu sáng: Cấp điện chiếu sáng bằng đường dây cáp ngầm chọn trực tiếp trong đất.
  • Hệ thống cấp nước: Các công trình cấp nước của huyện Nông Cống đã được đầu tư nâng cấp, cải tạo. Trong đó nguồn cung cấp nước sạch được lấy từ nước mặt các sông: Kênh Bắc, sông Mực với tổng công suất cấp nước thiết kế đạt 2.700 m3/ngày đêm. Đủ lưu lượng cung cấp cho dân cư và các dự án trong khu vực.

a9 3

VI. CÁC LOẠI PHÍ

*Lưu ý: giá sau có thể thay đổi theo thời điểm thực tế

  • Giá thuê đất trả tiền hàng năm: ổn định 5 năm: 6.500đồng/m2, giao đất trả tiền một lần (50 năm): 380.000đồng/m2.
  • Phí quản lý cụm công nghiệp: 1 USD/m2/năm. Phí này được trả hàng năm vào tháng đầu tiên của năm.
  • Phí sử dụng điện:

– 0.1 USD giờ cao điểm;

– 0.05 USD giờ bình thường;

– 0.03 USD giờ thấp điểm.

  • Phí sử dụng nước sạch: 0,40 USD/m3. Lượng nước sạch sử dụng được tính theo chỉ số ghi trên đồng hồ đo nước
  • Phí xử lý nước thải & chất thải rắn: 28 USD/m3. Yêu cầu chất lượng trước xử lý là loại B sau xử lý là loại A.

VII. ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

Các cơ chế chính sách áp dụng tại cụm công nghiệp Hoàng Sơn đảm bảo tính hấp dẫn, thu hút được nhiều nhất các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước:

  • Về ưu đãi thuê đất:

– Áp dụng giá thuê đất thống nhất đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với thời hạn cho thuê kéo dài 50 năm.

– Thời gian ổn định đơn giá thuê đất: 5 năm, sau khi hết hạn, giá mới được tính trên mặt bằng giá mới của UBND tỉnh Thanh Hóa.

  • Ưu đãi đầu tư của chủ đầu tư hạ tầng:

Chủ đầu tư là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, thi công, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi đầu tư vào CCN Hoàng Sơn nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ tư vấn và hoàn thiện các thủ tục xin phê duyệt chủ trương và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Hỗ trợ doanh nghiệp xin cấp giấy phép xây dựng để xây dựng nhà máy.

Tư vấn và thi công xây dựng nhà xưởng với thời gian ngắn và chi phí tiết kiệm nhất.

VIII. Dịch vụ hỗ trợ miễn phí của VNFDI

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư Miễn Phí như:

Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);

Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;

Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);

Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;

Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;

Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

Liên hệ với chúng tôi

Công ty Liên Doanh Xúc Tiến Đầu Tư Và Hợp Tác Quốc Tế FDI

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà D10, Đường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 0826686833/02438356329

Email: [email protected]

Bản đồ

All in one