Nhà máy sản xuất dầu từ vỏ hạt điều tinh lọc xuất khẩu – Bình Phước - Mã: 84816

Bình Phước

Bình Phước được biết đến là thủ phủ điều của Việt Nam và là nơi chế biến, xuất khẩu điều lớn nhất cả nước. Vỏ hạt điều – sản phẩm được coi là rác thải bỏ đi sau khi lấy hạt sẽ phải đốt bỏ, điều này gây không ít ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống con người. Chính vì vậy, tỉnh Bình Phước đang có chủ trương kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất dầu từ vỏ hạt điều tinh lọc để xuất khẩu, từ đó giảm thiểu tác nhân gây hại môi trường, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và doanh nghiệp đầu tư. 

ep dau dieu 1 1686483039755322621764
Ép lấy dầu từ vỏ hạt điều mang lại nhiều lợi ích kinh tế

I. Giới thiệu chung về dự án

Tên dự án: Nhà máy sản xuất dầu từ vỏ hạt điều tinh lọc xuất khẩu

Địa điểm đầu tư: huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Diện tích quy hoạch: ước tính 10ha/dự án.

Mức đầu tư: ước tính 25 triệu USD/dự án.

Mục tiêu dự án: Nhà máy chế biến vỏ hạt điều xuất khẩu:

+ Dây chuyền sản xuất dầu từ vỏ hạt điều xuất khẩu công suất 2.000 tấn/ năm.

+ Xây dựng nhà máy sản xuất, kho chứa bảo quản nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra.

Tình trạng thực hiện: Đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư.

dau dieu
Hoạt động ép dầu điều tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Thiên Bảo BP (TX. Phước Long).

II. Khái quát về Bình Phước

1. Vị trí

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có 11 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 3 huyện biên giới (Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh) tiếp giáp với 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia (Mondulkiri, Kratie, Tboung Khmum), với tổng chiều dài đường biên giới là 258,939km, với 28 cột mốc chính, 353 cột mốc phụ.

Hiện nay, tỉnh Bình Phước đang quản lý 4 cửa khẩu (Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Cửa khẩu chính Hoàng Diệu, Lộc Thịnh, Cửa khẩu phụ Tân Tiến) và 1 lối mở. Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên Bình Phước có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng.

2. Dân số

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 41 dân tộc sinh sống. Tính đến hết năm 2022, dân số của tỉnh ước 1.034.667 người (theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước), phân bố trên 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 01 thành phố (Đồng Xoài), 03 thị xã (Phước Long, Bình Long, Chơn Thành), 07 huyện (Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phú Riềng), với 111 xã, phường, thị trấn.

Dân số đông là lợi thế về nguồn nhân lực của tỉnh trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

3. Kinh tế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí cách không xa Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đồng thời lại có cửa khẩu thông thương với Campuchia, Bình Phước có rất nhiều cơ hội để phát triển.

Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2023 của Bình Phước tăng cao so với cùng kỳ năm 2022 nhờ sự phục hồi và phát triển mạnh ở nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là ngành nông nghiệp tăng 10,25%, đóng góp 3,21 điểm phần trăm vào GRDP của tỉnh.  Ngoài ra, GRDP bình quân đầu người năm 2023 của tỉnh đạt 93,94 triệu đồng, tăng 9,53% so với năm 2022. Điều này phản ánh được hiệu quả cũng như trình độ sản xuất ngày càng nâng lên và có bước phát triển rõ nét.

Trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế – xã hội, tỉnh Bình Phước đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 và thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển. Năm 2023, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 33.288,93 tỷ đồng, tăng 10,95% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 33,89% GRDP.

Ngoài ra, do có diện tích, sản lượng điều lớn và hạt điều có chất lượng cao, Bình Phước là địa phương tập trung nhiều nhất các nhà máy, cơ sở chế biến điều. Thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho thấy, đến nay, trên địa bàn tỉnh này có khoảng 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất nhập khẩu sản phẩm điều, chiếm 70% số doanh nghiệp và chiếm 50-80% năng lực chế biến hạt điều cả nước.

Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư vào chế biến hạt điều ở Bình Phước ngày càng tăng, giúp nâng cao trình độ công nghệ chế biến, mức độ tự động hóa, cơ giới hóa tại các cơ sở chế biến điều. Qua đó, nâng cao tỷ lệ thu hồi nhân cũng như hiệu quả đầu tư, dẫn tới sản lượng chế biến, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao.

413 8576 0100 04 27 04still005 134456 171 134620 150925
“Thủ phủ” điều Bình Phước.

4. Cơ sở hạ tầng

Trong bốn tỉnh giáp ranh (Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Đắk Nông) thì đến nay chỉ duy nhất Bình Phước chưa có tuyến đường liên thông với tỉnh Đồng Nai. Đây là một trong những “nút thắt” liên kết vùng. Cũng chính điều này đã giảm đi sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư của tỉnh Bình Phước.

Bình Phước lên kế hoạch, trước mắt tập trung, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương và địa phương trong triển khai các dự án trọng điểm, như: đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành; đường cao tốc bắc-nam phía tây đoạn Đắk Nông-Chơn Thành; tuyến đường Đồng Phú-Bình Dương kết nối với tuyến đường Bắc Tân Uyên-Phú Giáo-Bàu Bàng (Bình Dương) đến đường vành đai 4; tuyến đường phía tây quốc lộ 13 kết nối Chơn Thành-cửa khẩu quốc tế Hoa Lư thông với Campuchia.

Sau khi hoàn thành các dự án này, cùng với các tuyến giao thông huyết mạch hiện nay, Bình Phước thuận lợi kết nối vùng, liên vùng. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết giúp Bình Phước phát triển mạnh kinh tế-xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng-an ninh.

III. Vì sao nên đầu tư vào nhà máy sản xuất dầu từ vỏ điều?

1. Nguồn nguyên liệu dồi dào và sẵn có

Như FDI Việt Nam đã chia sẻ, Bình Phước hiện là nơi có diện tích đất trồng và sản xuất điều lớn nhất cả nước. Trong đó, Bù Đăng cũng là huyện có diện tích cây điều lớn trên địa bàn tỉnh, chiếm khoảng 44,9% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương.

Trong quy trình sản xuất nhân hạt điều, các cơ sở sẽ phát sinh ra một lượng lớn rác thải từ vỏ hạt điều sau chế biến. Theo một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện, từ 1 tấn hạt điều khô có thể chế biến được 250-300kg điều nhân và thải ra 700-750kg vỏ hạt – trước đây đều phải đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường bởi lượng khói thải chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng sức khỏe con người.

Trước thực tế đó, việc xử lý vỏ hạt điều bằng phương pháp ép thành dầu, phục vụ không chỉ cho thị trường sản xuất công nghiệp trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Điều này vừa đem lại kinh tế cho người sản xuất vừa là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây gọi là một công đôi việc. Vỏ điều có thể thu mua từ các doanh nghiệp sản xuất điều trên địa bàn huyện, nhà đầu tư không phải lo lắng về việc tìm kiềm nguồn nguyên liệu, cũng như chi phí vận chuyển đắt đỏ.

2. Mang lại giá trị kinh tế cao

– Tạo ra dòng sản phẩm đa dạng: Dầu từ vỏ hạt có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp đến dược phẩm và mỹ phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.

  • Trong công nghiệp, dầu điều là nguồn nhiên liệu quý trong nhiều lĩnh vực công nghiệp sản xuất sơn, chất chống gỉ sét, keo dán, bột ma sát làm bố thắng xe máy, ôtô…
  • Trong lĩnh vực làm đẹp, dầu hạt điều có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn tình trạng tóc bạc sớm, dùng trong chế tạo các mặt nạ dưỡng da…vì chứa nhiều vitamin E
  • Ngoài ra, dầu điều còn có tác dụng giảm cholesterol, giúp chắc khỏe xương,….

– Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Sản phẩm dầu từ vỏ hạt điều có nhu cầu cao cả trong nước và quốc tế, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và châu Á.

Hiện thị trường trong nước chỉ sử dụng 10-20% dầu điều nhưng thị trường nước ngoài dùng rất nhiều, chiếm 80% sản lượng. Những năm gần đây, châu Âu và Mỹ đã biết đến dầu điều và sử dụng nhiều mặt hàng này; còn ở châu Á, thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng dùng rất nhiều. Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng ước tính giá trị từ các sản phẩm vỏ hạt điều như dầu, bã khô chiếm từ 5-15% giá trị của ngành này, dao động khoảng 300 – 400 triệu USD.

dau tu vo hat dieu la loai san pham phu quy gia cua nganh dieu viet nam
Dầu từ vỏ hạt điều là loại sản phẩm phụ quý giá của ngành điều Việt Nam

3. Biến rác thải thành tài nguyên

Cứ 1 tấn vỏ hạt điều sẽ sản xuất được 230-250kg dầu; phần còn lại sau khi ép tận dụng làm chất đốt, thay thế than đá, than củi. Nhìn chung hạt điều sau khi đưa vào chế biến thì không phải bỏ đi bất cứ thứ gì, nhân điều dùng làm thực phẩm, vỏ dùng ép dầu và làm chất đốt phục vụ tái sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Rác thải đầu ra của ngành điều trở thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác. Việc sản xuất dầu từ vỏ hạt điều không khó, vì dây chuyền thiết bị công nghệ 100% là hàng trong nước nên vốn đầu tư không quá nặng mà hiệu quả kinh tế khá cao. Thêm vào đó, chi phí nhân công rẻ, một dây chuyền sản xuất chỉ cần vài lao động, trong khi nhu cầu thị trường lớn.

4. Ngành công nghệ hấp dẫn vốn ngoại

Từ khi có ngành sản xuất dầu điều, vỏ hạt điều trở thành nguyên liệu có giá trị. Đóng góp của ngành sản xuất này không chỉ về kinh tế mà còn giải quyết vấn đề môi trường, góp phần phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững.

Hiện đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nhận thấy tiềm năng rất lớn từ thị trường ngành hàng này đem lại ở quy mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, phụ phẩm thu được từ quá trình ép, chiết xuất dầu. Phụ phẩm của vỏ hạt điều cũng có khả năng sản xuất viên nén cung cấp cho các lĩnh vực làm chất đốt, tạo nguồn năng lượng điện sinh khối…

Có thể thấy, thay vì đốt bỏ vỏ điều như trước đây, gây tác hại đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các doanh nghiệp có thể tận dụng ép thành dầu phục vụ sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Công nghệ tuần hoàn này đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho ngành điều, doanh nghiệp và cho tỉnh, lại hạn chế gây ô nhiễm môi trường sống. Có thể xem là một công đôi việc. Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư mở rộng thị trường kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước.

IV. Chính sách ưu đãi 

– Ưu đãi đầu tư: Chính phủ và địa phương đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, và các hỗ trợ tài chính khác để doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư vào ngành công nghiệp dầu điều.

– Hỗ trợ kỹ thuật: Nhà đầu tư có thể nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu và phát triển nông nghiệp tại địa phương, cũng như cơ sở hạ tầng sẵn có trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Với chính sách ưu đãi của tỉnh Bình Phước, nhà đầu tư sẽ không phải băn khoăn quá nhiều về các khoản chi phí. Từ đó, tập trung vào xây dựng và phát triển sản phẩm, mang lại giá trị lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp cũng như cộng đồng.

V. Hỗ trợ đầu tư

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư như:

Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);

Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;

Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);

Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;

Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;

Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LIÊN DOANH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ FDI

Địa chỉ:

  • Văn phòng Hà Nội: 205 Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Lầu 8, số 67 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (+84) 98.668.6833/(+84) 24.3835.6329

📧  Email: [email protected]
All in one