VNFDI News
vnfdi.vn
Bình Phước
Cụm công nghiệp Song Phương đã được UBND tỉnh thuận chủ trương và phê duyệt quy hoạch phát triển theo Quyết định số 1069/QĐ-UBND, ngày 29-5-2012 của UBND tỉnh. Theo đó, cụm công nghiệp Song Phương có thời gian thực hiện từ năm 2012 đến 2020.
Tên dự án: Cụm công nghiệp Song Phương.
Vị trí: ấp Bàu Teng, xã Quang Minh, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Tổng diện tích quy hoạch: 10ha.
Tổng mức đầu tư: ước tính 72 tỷ đồng.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Công nghiệp – Bất động sản và Xây dựng Song Phương.
Lĩnh vực thu hút đầu tư: chế biến gỗ và các sản phẩm ngành gỗ, chế biến nông, lâm sản, sản xuất thực phẩm, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và sản xuất hàng tiêu dùng, gắn với khu xử lý nước thải tập trung.
Từ một tỉnh nhiều khó khăn sau ngày tái lập 1-1-1997, Bình Phước hôm nay đã có sự phát triển vượt bậc, không còn là “dự trữ”, mà đã trở thành một tỉnh phát triển nhanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là điểm sáng trong bức tranh chung cả nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
a) Về kinh tế
Năm 2023, Bình Phước tăng trưởng kinh tế 8,34%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra là 8%), đứng đầu Đông Nam Bộ, đứng thứ 11 và gấp khoảng 1,5 lần so với mức trung bình chung cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 94 triệu đồng/người; thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI được 48 dự án, với số vốn đăng ký 824 triệu USD, đứng thứ 14 so với cả nước.
Đặc biệt trong 4 tháng đầu năm 2024, kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển trên hầu hết các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 6,01% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 3 vùng Đông Nam Bộ và đứng thứ 27 so với cả nước.
Lĩnh vực công nghiệp những năm gần đây phát triển vượt bậc so với các địa phương khác trong vùng Đông Nam Bộ. Nhiều thương hiệu hàng đầu về công nghiệp trên thế giới như: CP Thái Lan; Hayat Thổ Nhĩ Kỳ; Japfa; lốp xe Haohua – Trung Quốc… đã sớm có mặt tại Bình Phước.
Cùng với công nghiệp, nông nghiệp Bình Phước đang từng bước chuyển dần sang nền sản xuất giá trị cao, ứng dụng kỹ thuật, khoa học, công nghệ để nâng cao giá trị nông sản địa phương. Toàn tỉnh có 439.845 ha cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trong đó cây cao su và điều đang đứng đầu cả nước. Năm 2023, tỉnh xuất khẩu hơn 134,7 ngàn tấn các loại nông sản và mặt hàng trái cây sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
b) Về nguồn nhân lực
Bình Phước đang sở hữu những tiềm năng, lợi thế khác biệt. Đó là nguồn nhân lực lao động trẻ, dồi dào, chất lượng tốt.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 1 triệu dân. Trong đó, lực lượng lao động của tỉnh hơn 617 ngàn người, chiếm 61%. Bình Phước đang ở thời kỳ dân số vàng, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội, đây được xem là lợi thế để Bình Phước thu hút đầu tư.
c) Hạ tầng giao thông
Theo quy hoạch đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là “điểm đến hấp dẫn” của vùng Ðông Nam Bộ. Vì vậy, các tuyến giao thông huyết mạch được đầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, ĐT.741 thuận lợi trong kết nối giao thông liên vùng, kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ với Tây Nguyên, Bình Dương, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia qua cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư.
d) Công cuộc chuyển đổi số
Ngày 18-5-2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về chuyển đổi số đến năm 2025. Qua quá trình thực hiện, chuyển đổi số đã tạo chuyển động tích cực từng ngành, lĩnh vực.
Điển hình như năm 2023 đã có: 160 cuộc họp kết nối trực tuyến từ Trung ương tới cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; thực hiện trên 1.000 cuộc họp qua hệ thống họp không giấy. Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong xử lý công việc đạt trên 83%. Đã cấp 3.708 chứng thư số của cá nhân, tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp xã, tỷ lệ ký số tại các cơ quan cấp tỉnh, huyện đạt gần 86%.
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp với 1.481 dịch vụ công kết nối Cổng dịch vụ công Quốc gia, xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố.
Đặc biệt, năm 2023, Bình Phước đã đưa vào vận hành Phần mềm tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước; triển khai thí điểm Hồ sơ sức khỏe điện tử cho toàn dân nhằm hướng đến đảm bảo mỗi người dân tỉnh Bình Phước có một hồ sơ sức khỏe điện tử; triển khai phần mềm Sổ tay đảng viên điện tử, với kết quả đạt 100%…
Liên tục đổi mới, không ngừng sáng tạo, Bình Phước đang cho thấy tinh thần chủ động, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm để vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu vùng Đông Nam Bộ. Đây là tiền đề, nền tảng quan trọng, tạo đà cho Bình Phước phát triển nhanh, bền vững hơn nữa trong giai đoạn tới.
a) Về vị trí và hành chính
Huyện Chơn Thành, nay là Thị xã Chơn Thành có 390,34 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 121.083 người; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Hưng Long, Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành và 4 xã: Minh Lập, Minh Thắng, Nha Bích, Quang Minh.
Chơn Thành có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Phước, cách trung tâm thành phố Đồng Xoài khoảng 35km, cách thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) khoảng 55km, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 80km.
Có mật độ dân cư đông đúc, đô thị hóa cao; là địa phương có 2 tuyến giao thông huyết mạch ngang qua là quốc lộ 13 và 14, kết nối các tỉnh, thành khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…. tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, phát triển mạnh công nghiệp – dịch vụ, đô thị và tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh Bình Phước.
b) Về kinh tế
Trong những năm qua kinh tế huyện Chơn Thành có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Huyện đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể, có nhiều chuyển biến tích cực và đà phát triển tương đối nhanh. Trong giai đoạn 2020-2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,1%, vượt so với nghị quyết đề ra.
Trên địa bàn huyện đã hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với một số cây trồng có sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu hàng đầu của cả nước như cao su, tiêu, điều… và khu chăn nuôi gia súc tập trung.
Kinh tế công nghiệp cũng có những bước phát triển vượt bậc, thu hút nhiều nhà đầu tư triển khai dự án nhà máy quy mô lớn, công nghệ tiên tiến trên địa bàn huyện. Các nhà máy thu hút được đội ngũ công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Trong tương lai, khi tuyến đường sắt TP.HCM – cửa khẩu Hoa Lư được triển khai và đưa vào khai thác, Chơn Thành sẽ sớm trở thành huyện công nghiệp đầu tiên của tỉnh Bình Phước.
Thương mại dịch vụ phát triển mạnh với nhiều thành phần tham gia. Tuy nhiên, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Dịch vụ về du lịch trên địa bàn huyện còn phát triển chậm, chưa có nhiều khu vui chơi, giải trí nổi tiếng, quy mô lớn.
c) Về công tác quy hoạch, xây dựng, giao thông
Về cơ bản, Chơn Thành có hệ thống giao thông khá thuận lợi khi nằm ngay giao lộ của 3 quốc lộ: quốc lộ 13 đi qua trung tâm huyện, quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh nối liền các tỉnh Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Đắk Nông – Chơn Thành đã được thống nhất thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025, rút ngắn thời gian di chuyển tới các tỉnh thành lân cận và thúc đẩy kinh tế Chơn Thành sớm cất cánh.
Công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi đất các dự án trọng điểm cũng được tập trung triển khai. Trong năm 2023 đã thực hiện cấp 321 giấy phép xây dựng cho các công trình, dự án; tập trung thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị Chơn Thành, hoàn chỉnh hồ sơ lập quy hoạch phân khu các phường và lập đồ án quy hoạch chung xây dựng các xã.
Đến nay, trên địa bàn thị xã đã có 04 KCN đi vào hoạt động ổn định, tỷ lệ lấp đầy gần 100%, tạo công ăn, việc làm cho trên chục ngàn người lao động (KCN Chơn Thành I, KCN Chơn Thành II, KCN Minh Hưng III, KCN Minh Hưng – Hàn Quốc); ngoài ra KCN và dân cư Becamex Bình Phước đang được tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng, đến nay đã đạt tỷ lệ lấp đầy 11,7% diện tích.
d) Tiềm năng phát triển bất động sản
Theo đánh giá của nhiều đơn vị uy tín, Chơn Thành là một trong những huyện sở hữu nhiều lợi thế của tỉnh Bình Phước với quỹ đất sạch, dồi dào, hệ thống hạ tầng hoàn thiện, tập trung nhiều khu công nghiệp. Do vậy, thị trường bất động sản Chơn Thành có nền tảng vững chắc để phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần.
Điển hình cho thành công của xu hướng này có thể kể đến là dự án Cát Tường Park House, khu đô thị theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Chơn Thành. Và trong tương lai, là dự án Cụm công nghiệp Song Phương.
Trong tương lai, tiếp tục phát triển công nghiệp và xây dựng đô thị “năng động, sinh thái, thông minh”, phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại III và đủ điều kiện nâng cấp lên đô thị loại III trong giai đoạn 2026-2030 là mục tiêu Chơn Thành đang hướng tới. Với những thành quả đạt được cùng sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, sự đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, Đảng bộ thị xã Chơn Thành sẽ lãnh đạo xây dựng địa phương trở thành đô thị khang trang, giàu mạnh, xứng tầm vị thế là động lực, trung tâm kinh tế, công nghiệp của tỉnh Bình Phước.
– Gần quốc lộ 13, kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương và Tây Ninh.
– Nằm gần quốc lộ 14, có thể kết nối với các tỉnh Tây Nguyên và thành phố Buôn Ma Thuột.
– Cách đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn khoảng 80km qua quốc lộ 13.
– Cách cảng Cát Lái khoảng 100km và cảng Thị Vải – Cái Mép khoảng 130km.
– Gần các KCN như KCN Minh Hưng – Hàn Quốc khoảng 2.5km, KCN Chơn Thành 3.3km,…
– Cách các KDC như KDC Phước Thắng – Amira Chơn Thành khoảng 4.5km, KDC Minh Lập khoảng 3km….
– Cách thị trấn Đồng Xoài khoảng 30km.
Nhờ vào hệ thống giao thông phát triển và kết nối đa dạng này, cụm công nghiệp Song Phương có lợi thế lớn trong việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn nguyên liệu, vận chuyển hàng hóa đến các thị trường trong nước và quốc tế, cũng như hợp tác với các khu công nghiệp và trung tâm kinh tế lớn khác.
Hạ tầng trong cụm công nghiệp Song Phương – Chơn Thành được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, bao gồm các hạng mục chính sau:
Giao thông: Hệ thống đường giao thông nội bộ rộng rãi, được trải nhựa hoặc bê tông hóa, đảm bảo lưu thông thuận tiện cho xe tải, xe container.
Điện nước:
– Hệ thống điện 3 pha, đảm bảo đầy đủ nhu cầu chiếu sáng, vận hành máy móc cho việc sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
– Nước sạch được cung cấp đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của các doanh nghiệp.
– Hệ thống xử lý nước thải tập trung được lắp đặt đảm bảo môi trường.
Viễn thông: Mạng lưới cáp quang và internet tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu liên lạc và truy cập thông tin của doanh nghiệp.
Khu hành chính – dịch vụ:
– Trung tâm hành chính công cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
– Khu nhà ở cho công nhân, khu thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người lao động.
Hệ thống cây xanh, vỉa hè:
– Hệ thống cây xanh được bố trí hợp lý quanh cụm công nghiệp, tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.
– Vỉa hè được xây dựng để phân chia làn đường an toàn giữa xe lưu thông và người đi bộ.
Ngoài ra, cụm công nghiệp Song Phương – Chơn Thành còn được trang bị hệ thống camera an ninh, hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại, đảm bảo an ninh và an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khi tiến hành đầu tư, nhà đầu tư sẽ được hưởng tất cả đãi ngộ hạ tầng trong cụm công nghiệp, không phải lo lắng vấn đề lắp đặt hạ tầng như thế nào. Với hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, cụm công nghiệp Song Phương – Chơn Thành hứa hẹn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư đến khu vực này, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện Chơn Thành và tỉnh Bình Phước.
– Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
+ Miễn thuế TNDN trong 2-4 năm đầu tiên kể từ khi có thu nhập chịu thuế tùy thuộc vào ngành nghề và địa điểm đầu tư.
+ Giảm 50% thuế TNDN trong 4-9 năm tiếp theo.
– Ưu đãi về thuế suất TNDN:
+ Áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích.
+ Áp dụng thuế suất ưu đãi 20% trong 10 năm cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và một số lĩnh vực khác.
– Miễn hoặc giảm tiền thuê đất: Các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp tại Bình Phước có thể được miễn tiền thuê đất từ 3-15 năm tùy thuộc vào địa bàn và lĩnh vực đầu tư.
– Giảm giá thuê đất: Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt ưu tiên hoặc vào các khu vực khó khăn, tỉnh có thể xem xét giảm giá thuê đất.
Cụm công nghiệp cam kết trang bị đủ cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp.
– Áp dụng cơ chế một cửa liên thông để giảm thiểu thời gian và chi phí cho nhà đầu tư trong quá trình cấp phép đầu tư, xây dựng, và các thủ tục hành chính khác.
– Cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí hoặc giảm phí cho các nhà đầu tư về pháp lý, thị trường và các thủ tục hành chính.
Ngoài ra, Chính quyền địa phương còn hỗ trợ các nhà đầu tư các phương diện khác như nguồn lao động, phương pháp xúc tiến thương mại…
Những chính sách ưu đãi này không chỉ giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước. Điều này thể hiện cam kết của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn và hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư.
Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư như:
⭐Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
⭐Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;
⭐Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
⭐Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;
⭐Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
⭐Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp.
CÔNG TY LIÊN DOANH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ FDI
Địa chỉ:
Điện thoại: (+84) 98.668.6833/(+84) 24.3835.6329