KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HÓA – A - Mã: 11354
Thanh Hóa
I. Thông tin chi tiết dự án khu xử lý chất thải rắn huyện Thọ Xuân
VNFDI xin đưa ra thông tin về dự án đầu tư xây dựng:
Tên: Khu xử lý chất thải rắn huyện Thọ Xuân
Lĩnh vực đầu tư: Cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải
Địa điểm: Huyện Thọ Xuân
Tổng vốn đầu tư: 360 tỷ đồng
Quy mô đầu tư dự kiến:
Công suất: 250 tấn/ngày đêm
Diện tích sử dụng đất khoảng: 20 ha
II. Khái quát tỉnh Thanh Hóa
1. Vị trí địa lí
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung BộViệt Nam. Đồng thời là một tỉnh lớn của Việt Nam, diện tích đứng thứ 5 cả nước với tổng diện tích là 11.116 km²
Điểm cực nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn
2. Kinh tế
Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng thời cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%, tăng 2,5%
Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) ước tính năm 2021 tăng 8,85% so với năm 2020; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,58%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 15,66% (riêng công nghiệp tăng 17,65%); các ngành dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,32%. Trong đó cơ cấu kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 16,07%, giảm 1,16%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 46,64%, tăng 4,29%; các ngành dịch vụ chiếm 30,82%, giảm 2,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,47%, giảm 0,42% so với năm 2020
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 toàn ngành tăng 16,99% so với năm 2020; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 9,20%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,55%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 8,30%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 19,76% so cùng kỳ
GRDP bình quân đầu người năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 58,1 triệu đồng, tương đương với 2.471 đô la Mỹ
3. Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
4. Giao thông
Một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không
Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT.
Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.
Vận tải công cộng, đến năm 2021, Thanh Hóa đã phát triển mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.
5. Giáo dục
Thanh Hóa nổi tiếng hiếu học từ xưa, quê hương của nhiều nho sĩ. Trong thời kỳ phong kiến Thanh Hóa có 2 trạng nguyên, hàng trăm tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa (xếp thứ 7 toàn quốc sau Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên)
Nền giáo dục hiện tại của Thanh Hóa cũng luôn được xem là cái nôi nhân tài của Việt Nam. Năm 2008, trong kì thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học, Thanh Hóa có nhiều thủ khoa nhất nước.
III. Động lực phát triển kinh tế tại huyện Thọ Xuân
Theo quy hoạch, tầm nhìn đến giữa thế kỷ XXI, Thọ Xuân có thể trở thành thành phố và là một trong những đô thị động lực, trung tâm vùng của tỉnh Thanh Hóa
Vị trí
Vị trí giao thoa về kinh tế, văn hóa – xã hội giữa các vùng, miền trong tỉnh, huyện Thọ Xuân đang trở thành trung tâm có vai trò động lực phát triển kinh tế – xã hội khu vực phía Tây của Thanh Hóa
Quỹ đất khu vực phía Tây dọc đường Hồ Chí Minh và gần Cảng Hàng không Thọ Xuân, là lợi thế cho huyện phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao theo hình thức tập trung, quy mô lớn và hiện đại
Cửa ngõ nối liền đồng bằng với trung du miền núi, đất đai rộng lớn, màu mỡ
Trong giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của Thọ Xuân đạt 15,8%, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực
năng lực, quy mô sản xuất ngày càng tăng
Tiếp tục huy động được nhiều nguồn vốn: nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lồng ghép với các chương trình khác và sự đóng góp của Nhân dân để tập trung đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đồng bộ
Giao thông
Hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua đã tạo sự kết nối giữa các vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh và các địa phương ngoài tỉnh
Đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 47, 47B, 47C
Đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn, đặc biệt là
Cảng hàng không Thọ Xuân… đã tạo sự kết nối giữa các vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh và các địa phương ngoài tỉnh.
Hệ thống giao thông được huyện tập trung đầu tư nâng cấp
Nhiều tuyến đường hoàn thành, đưa vào sử dụng, như: đường Cầu Kè – Thọ Xuân; đường vào Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lê Hoàn…
Một số tuyến đường đang được triển khai đầu tư, xây dựng, như: đường từ thị trấn Thọ Xuân đi đô thị Lam Sơn – Sao Vàng, đường nối Quốc lộ 47 với Quốc lộ 45 và Quốc lộ 217…
Giao thông nông thôn phát triển nhanh và đến nay tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn đạt trên 93%