Khu du lịch Đá Voi – tỉnh Đắk Lắk – A - Mã: 62002

Đắk Lắk

fdi

I. Thông tin chi tiết dự án Khu du lịch Đá Voi – tỉnh Đắk Lắk

VNFDI xin đưa ra thông tin về dự án đầu tư xây dựng:

  • Tên: Khu du lịch Đá Voi – tỉnh Đắk Lắk.
  • Địa điểm: Xã Yang Reh, huyện Krông Bông.
  • Diện tích đất (ha): 5.
  • Dự kiến Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng): 20.
  • Nguồn gốc đất: Đất người dân đang trồng cây hàng năm và cây trồng rừng.
  • Hiện trạng sử dụng đất: Đất do Nhà nước quản lý.
  • Dự kiến Quy mô đầu tư: Đầu tư du lịch sinh thái và dịch vụ.
  • Các quyết định phê duyệt quy hoạch: sử dụng đất, nông thôn mới, ngành, xây dựng…: – Quyết định số 946/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh điều chỉnh QH sử dụng đất đến năm 2020.
    – Nghị quyết 130/NQ-HĐND ngày 31/12/2019 của HĐND huyện thông qua đề án phát triển du lịch huyện Krông Bông.
    – Quyết định số 2638/QĐ-UBND ngày 22/11/2012 của UBND huyện về QH Nông thôn mới xã Yang Reh.
  • Điều kiện CS hạ tầng (Điện, nước, đường giao thông…): Hệ thống giao thông, điện nước đảm bảo cho thực hiện dự án.
  • Kinh phí BTGPMB (Ước tính – tỷ đồng): 3.
1 1
Khu du lịch Đá Voi – tỉnh Đắk Lắk (Ảnh minh họa)

II. Khái quát tỉnh Đắk Lắk

Vị trí

Đắk Lắk có vị trí nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đến Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ. Diện tích tự nhiên 13.070,4 km2, đứng thứ 4 cả nước. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính: thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm tỉnh lỵ, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện; 184 xã, phường, thị trấn; 73 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia.

+ Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên;

+ Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai;

+ Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng;

+ Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Campuchia.

Thành phố Buôn Ma Thuột là thành phố trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã và đang trở thành trung tâm kết nối kinh tế – văn hóa – chính trị quan trọng của cả khu vực Tây Nguyên.

Dân số

Khoảng 1,886 triệu người; trong đó, dân số đô thị chiếm 24,72%.

Kinh tế

– Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): 84.887 tỷ đồng.

– GRDP bình quân đầu người đạt 44,98 triệu đồng/người/năm.

– Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng chiếm 13,85%; Dịch vụ chiếm 44,36%; Nông – lâm – thủy sản chiếm 37,08%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,71%.

– Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội (theo giá hiện hành) đạt 41.913,1 tỷ đồng

– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 82.475 tỷ đồng.

– Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2020): 63,22 điểm, xếp hạng 35/63 toàn quốc.

(Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2020).

Tiềm năng lợi thế

1. Về sản phầm nông nghiệp

Cà phê Với diện tích trên 200.000 ha, sản lượng bình quân đạt trên 450.000 tấn/năm, cà phê Buôn Ma Thuột đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Đắk Lắk xuất khẩu cà phê đi hơn 65 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới như: Nhật Bản, Châu Âu, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều năm qua, các nhà khoa học, các doanh nghiệp đã không ngừng liên kết với nông dân tìm tòi thử nghiệm, đưa các giống mới, kỹ thuật mới, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như: FairTrade, UTZ, 4C, Rain Forest…. vào sản xuất tạo nên một nền văn hóa sản xuất độc đáo, với trên 50% diện tích đang tổ chức sản xuất theo hình thức doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, trang trại, sản phẩm được các tổ chức quốc tế công nhận sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings đã chính thức công bố cà phê Buôn Ma Thuột nằm trong top 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam (2017).

Cao su là một trong những cây công nghiệp chủ lực, kinh tế mũi nhọn của Đắk Lắk với diện tích trên 38.000 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 37.000 tấn, được trồng và tổ chức sản xuất chủ yếu theo hình thức tập trung, quy mô doanh nghiệp hoặc trang trại lớn, việc vận dụng các giống mới, thiết bị kỹ thuật canh tác khá đồng bộ. Thị trường xuất khẩu trên 24 nước, chủ yếu là Đức, Hà Lan, Malaysia, Mỹ, Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 8 tri ệu USD.

Hồ tiêu là loại cây trồng có mặt lâu năm ở Đắk Lắk với diện tích gần trên 27.000 ha, sản lượng đạt trung bình 48.000 tấn. Hồ tiêu Đắk Lắk hiện đang xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản .v.v. sản lượng xuất khẩu đạt trên 3.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 30 triệu USD.

Hạt điều có diện tích trên 22.000 ha, sản lượng đạt 23.000 tấn/năm, tập trung tại một số địa phương có điều kiện đất đai khô cằn, sỏi đá, khí hậu khắc nghiệt như: Ea Súp, Buôn Đôn; EaKar; M’Drăk; …Sản phẩm chính lấy từ cây điều là nhân hạt điều có giá trị xuất khẩu cao. Hạt điều Đắk Lắk xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc (50%), Mỹ (30%), Còn lại qua các thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Singapore (20%). Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt gần 4 triệu USD.

Ca cao có diện tích trên 1.000ha, sản lượng đạt 1.000 tấn/năm. Phần lớn diện tích ca cao đang được các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với nông dân để tập huấn sản xuất, tổ chức sản xuất, thu mua và chế biến theo chuỗi và theo các tiêu chuẩn chất lượng thế giới như Fairtrade…

Ong mật với diện tích gần 600.000 ha rừng tự nhiên, nhiều loại cây công nghiệp, bạt ngàn hoa rừng, cà phê, cao su, tỉnh Đắk Lắk có trên 220.000 đàn ong, sản lượng mật ong đạt trên 8.000 tấn/năm.

Sắn có sản lượng đạt trên 590.000 tấn/năm và sản phẩm tinh bột sắn xuất khẩu hàng năm đạt 110.000 tấn.

là một trong những sản phẩm cây ăn trái đặc sắc được biết đến ở Đắk Lắk, diện tích hiện có khoảng gần 2.500 ha, sản lượng đạt hơn 33.000 tấn; Bên cạnh việc duy trì và phát triển đối với một số giống địa phương có nhiều ưu điểm thơm ngon như TA1, TA40, các loại giống mới đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu được đưa vào trồng nhiều như Booth7, Reed …

Sầu riêng là loại cây trồng có mặt lâu năm ở Đắk Lắk song mới phát triển mạnh trong những năm gần đây; diện tích khoảng 9.000 ha, sản lượng trên 60.000 tấn/năm. Bên cạnh các giống sầu riêng truyền thống chủ yếu phục vụ thị trường ăn tươi trong tỉnh, người dân chú trọng phát triển các giống mới như DoNa, Ri6 có chất lượng thơm ngon đặc trưng được thị trường ưa chuộng.

2. Du lịch

Du lịch Đắk Lắk có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp du lịch cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như Hồ Lắk, Thác Dray Nur, Khu du lịch Buôn Đôn, Khu du lịch Kotam, Khu du lịch sinh thái sân golf hồ Ea Kao… Đặc biệt, Đắk Lắk là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Tỉnh Đắk Lắk với 49 dân tộc anh em sinh sống, là tỉnh có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống với nguyên liệu tự nhiên phong phú như: nghề làm gốm, mộc, rèn, điêu khắc tượng nhà mồ, dệt thổ cẩm, mây tre đan, rượu cần… Đó không chỉ đơn thuần là những vật dụng phục vụ đời sống mà còn chứa đựng các giá trị văn hóa, thẩm mỹ, phong tục tập quán và tâm linh của cư dân bản địa.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, có thể kể đến tên một số cụm làng nghề truyền thống như: nghề dệt thổ cẩm tại buôn Kna (xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar), cụm nghề dệt thổ cẩm tại buôn Tơng Jú (xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột), cụm nghề làm gốm ở buôn Dơng Bắc (xã Yang Tao, huyện Lắk), cụm nghề sản xuất rượu nếp tại xã Buôn Triết (huyện Lắk), cụm nghề sản xuất hoa – cây cảnh ở xã Hòa Phú (thành phố Buôn Ma Thuột)… Tại đây hội tụ những nghệ nhân am tường và tâm huyết với loại hình nghệ thuật khắp trên mọi miền đất nước; tạo ra từng sản phẩm độc đáo, tinh xảo từ chất liệu tự nhiên gắn liền với điển tích, điển cổ, văn hóa và đề tài dân gian khác đầy nét quyến rũ.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được định kỳ tổ chức 02 năm một lần, thu hút hàng chục nghìn du khách trong mỗi kỳ tổ chức.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch với nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao nằm tại trung tâm thành phố với thiết kế phòng hiện đại, rộng rãi, thoáng mát cùng các dịch vụ tiện nghi nhất cho khách du lịch.

3. Năng lượng

– Điện gió: Tiềm năng phát triển điện gió đạt quy mô công suất khoảng 10.000MW; tập trung ở các huyện Ea H’leo, Krông Búk, Krông Năng, Cư Mgar và thị xã Buôn Hồ.

– Điện mặt trời: Tiềm năng phát triển điện mặt trời đạt quy mô công suất khoảng 16.000MWp; tập trung ở các huyện Ea Súp và Buôn Đôn và một số khu vực huyện Cư Mgar, huyện Ea Hleo, … khu vực có bức xạ nhiệt trung bình khoảng 4,7 – 5kWh/m2/ngày.

– Điện sinh khối: Tiềm năng phát triển điện sinh khối đạt quy mô công suất khoảng 120MW.

Về môi trường đầu tư

Các dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều được miễn tiền thuê đất từ 07-15 năm hoặc cho cả thời hạn thuê đất tùy theo lĩnh vực ưu đãi đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư khác theo quy định. Ngoài những chính sách ưu đãi của Trung ương, Nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư theo chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, cụ thể khi đầu tư vào lĩnh vực xã hội hoá, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi miễn 25 năm tiền thuê đất và giảm 70% tiền thuê đất trong thời gian còn lại đối với dự án tại các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột; miễn 25 năm tiền thuê đất và giảm 85% tiền thuê đất trong thời gian còn lại đối với đất tại các xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột; miễn 100% đối với các địa bàn khác.

Danh mục dự án, lĩnh vực kêu gọi đầu tư

Với mục tiêu tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư, mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức đầu tư, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế lớn, Đắk Lắk sẽ tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm nâng cao vị thế, cải thiện môi trường thu hút đầu tư vào địa phương. Đắk Lắk là địa phương có nhiều thế mạnh và tiềm năng để kêu gọi đầu tư, đặc biệt là thế mạnh về nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Trên cơ sở tiềm năng sẵn có của mình, tỉnh Đắk Lắk tập trung kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực sau:

– Lĩnh vực nông nghiệp: Hướng đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch và tiêu thụ nông lâm sản. Khuyến khích các dự án chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm.

– Lĩnh vực công nghiệp: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản (nhà máy chế biến thức ăn gia súc; nhà máy chế biến hoa quả, trái cây; nhà máy chế biến thực phẩm…), năng lượng tái tạo, phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn.

– Lĩnh vực du lịch: Tập trung thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chất lượng cao, hệ thống khách sạn tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao…

– Lĩnh vực thương mại dịch vụ: Tăng cường thu hút đầu tư xây dựng và kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Lĩnh vực giáo dục – đào tạo: Hướng đến xây dựng mới các trường, các cơ sở giáo dục đào tạo với quy mô cấp vùng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên có chuyên môn nghiệp vụ cao.

– Lĩnh vực xây dựng: Kêu gọi đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các Khu đô thị, các dự án phát triển nhà ở…

333 1
Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk

III. Đặc điểm thu hút đầu tư

  • Tất cả các dự án đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất.
  • Miễn 11 năm tiền thuê đất (sau thời gian miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản).

IV. Nhiệm vụ của dự án

  • Cải thiện cơ sở vật chất (hoàn thiện các loại hình dịch vụ phù hợp với không gian xanh, mang đậm nét sinh thái và không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ,…), phát triển nơi đây thành một địa điểm du lịch thu hút khách du lịch.

a

V. Chiến lược phát triển của dự án

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ công ty xúc tiến và đầu tư FDI Việt Nam

VI. Chi phí đầu tư dự án

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ công ty xúc tiến và đầu tư FDI Việt Nam

VII. Ưu đãi thuế

  • Miễn 04 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% trong 09 năm tiếp theo.
  • Áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm.

VIII. Dịch vụ hỗ trợ miễn phí của VNFDI

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư Miễn Phí như:

Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
⭐Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;
⭐Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
⭐Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;
⭐Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
⭐Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

IX. Liên hệ với chúng tôi

Công ty Liên Doanh Xúc Tiến Đầu Tư Và Hợp Tác Quốc Tế FDI

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà D10, Đường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 0826686833/02438356329

Email: [email protected]

Bản đồ

All in one