DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN TẠI KHU XỬ LÝ ĐẬP ĐÁ, XÃ MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP – A - Mã: 16790

Hưng Yên

I. THÔNG TIN CHI TIẾT DỰ ÁN DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN TẠI KHU XỬ LÝ ĐẬP ĐÁ, XÃ MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

VNFDI xin đưa ra thông tin về dự án:

  • Tên: Dự án nhà máy xử lý đốt rác phát điện tại Khu xử lý Đập Đá, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
  • Địa điểm: khu xử lý Đập Đá, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh
  • Quy mô, công suất, nội dung đầu tư: – Quy mô đầu tư từ 400 – 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày.
    – Sử dụng công nghệ hiện đại đốt rác kết hợp phát điện.
  • Diện tích: Khoảng 10 ha
  • Hiện trạng sử dụn,g đất: Khu đất đã được UBND tỉnh chấp thuận quy hoạch mở rộng và UBND huyện Cao Lãnh đang triển khai thực hiện
  • Hình thức đầu tư: Đấu thầu dự án có sử dụng đất
3 7
Dự án nhà máy xử lý đốt rác phát điện tại Khu xử lý Đập Đá, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Ảnh minh họa)

II. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Vùng đất Đồng Tháp đã được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Kiến Phongtỉnh Sa Đéc vào năm 1976.

Năm 2018, Đồng Tháp là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 15 về số dân, xếp thứ 30 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 43 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 57 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.693.300 người dân[3], GRDP đạt 67.732 tỉ Đồng (tương ứng với 2,9416 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 40,00 triệu đồng (tương ứng với 1.737 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,92%.[4]

Tỉnh Đồng Tháp là nơi sông Tiền chảy vào địa phận Việt Nam, có đường biên giới giáp với Campuchiachiều dài hơn 50 km với 4 cửa khẩu,[5] trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường PhướcDinh Bà. Đồng Tháp nổi tiếng với những ruộng sen, hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp. Ngó và hạt sen trở thành đặc sản của vùng này. Ngoài ra, Đồng Tháp rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái.

1. Vị trí địa lí

111
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền. Lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ – 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ – 105°56’ kinh độ Đông. Tỉnh có vị trí địa lý:

Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54 cùng với Quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

2. Điều kiện tự nhiên

  • Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
  • Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
  • Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: Cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng. Sét gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn. Sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh. Than bùn có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m³.
  • Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạsông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.

3. Dân cư

Lịch sử phát triển dân số

NămSố dân
(người)
NămSố dân
(người)
NămSố dân
(người)
NămSố dân
(người)
19951.489.30020001.580.60020051.639.50020101.669.600
19961.510.40020011.592.20020061.646.80020111.673.200
19971.532.50020021.603.50020071.654.50020151.680.300
19981.556.50020031.614.30020081.662.50020171.689.567
19991.568.20020041.626.60020091.666.6002018
20191.599.504
  • Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt 1.599.504 người, mật độ dân số đạt 495 người/km²[25] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 290.201 người, chiếm 18,1% dân số toàn tỉnh,[26] dân số sống tại nông thôn đạt 1.309.303 người, chiếm 81,9% dân số.[27] Dân số nam đạt 799.230 người,[28] trong khi đó nữ đạt 800.274 người.[29] Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,41 ‰[30] Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 18%.
  • Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 1.663.718 người, người Hoa có 1855 người, người Khmer có 657 người, còn lại là những dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường, Tày[31]
  • Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau đạt 336.598 người, nhiều nhất là Phật giáo Hòa Hảo đạt 100.661 người, tiếp theo là đạo Cao Đài có 83.600 người, Phật giáo có 82.826 người, Công giáo có 50.226 người, đạo Tin Lành có 6.717 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đạt 953 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 746 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam đạt 727 người, Hồi giáo đạt 126 người. Còn lại các tôn giáo khác như Minh Sư Đạo có chín người, Minh Lý Đạo có sáu người và Baha’i giáo chỉ có một người.[31]

4. Giao thông

5. Du lịch

III. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

  • Đầu tư dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung cho tỉnh.
  • Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra, từng bước nâng cao tỷ lệ xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo công nghệ không chôn lấp.

IV. CÁC ƯU ĐÃI

  • Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất 20% (thuế suất không ưu đãi).
  • Ưu đãi về đất đai: Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản (tối đa 3 năm) + 7 năm sau thời gian được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng .

VI. Dịch vụ hỗ trợ miễn phí của VNFDI

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư Miễn Phí như:

  • Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
  • Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;
  • Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
  • Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;
  • Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
  • Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

VII. Liên hệ với chúng tôi

Công ty Liên Doanh Xúc Tiến Đầu Tư Và Hợp Tác Quốc Tế FDI

  • Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà D10, Đường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0826686833 / 02438356329
  • Email: [email protected]

Bản đồ

All in one