Dự án nhà máy đóng các loại tàu cá công suất vừa và nhỏ bằng sắt thép – Hà Tĩnh - Mã: 10410

Hà Tĩnh

fdi

I. Thông tin chi tiết Dự án nhà máy đóng các loại tàu cá công suất vừa và nhỏ bằng sắt thép

VNFDI xin đưa ra thông tin về dự án đầu tư xây dựng:

  • Tên: Dự án nhà máy đóng các loại tàu cá công suất vừa và nhỏ bằng sắt thép
  • Địa điểm: Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh
  • Nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
  • Quy mô: Xác định khi lập dự án

8

II. Khái quát về tỉnh Hà Tĩnh

1. Vị trí

Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Nằm cách thủ đô Hà Nội 345 km về phía nam. Có vị trí địa lý:

Các điểm cực của tỉnh Hà Tĩnh

2. Dân cư

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt 1.288.866 người, mật độ dân số đạt 205 người/km2 Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 251.968 người, chiếm 19,5% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.036.898 người, chiếm 80,5%. Dân số nam đạt 640.709 người, trong khi đó nữ đạt 648.157 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0.49 ‰.Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2021 là hơn 38%.

3. Kinh tế

Kinh tế Hà Tĩnh chủ yếu nông, lâm, ngư nghiệp và thủ công nghiệp. Phần lớn diện tích đất canh tác là trồng lúa, còn lại chủ yếu là cây công nghiệp thương phẩm và hoa màu. Ngành trồng cây ăn quả đang được đầu tư, ngoài ra còn có trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng thấp. Diện tích rừng (đặc biệt là rừng tự nhiên) có diện tích lớn đang là động lực phát triển mạnh ngành lâm nghiệp. Các sản phẩm lâm nghiệp có giá trị là các loại gỗ, lâm sản quý, dược liệu,… Ngành nuôi trồng thủy, hải sản đang được đầu tư phát triển nâng cao giá trị. Tỉnh còn có các cảng nước sâu và cửa biển giúp phát triển mạnh ngư nghiệp.

Nền công nghiệp chiếm tỉ trọng không lớn nhưng đang phát triển mạnh. Công nghiệp tập trung ở các ngành chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, điện lực, cơ khí. Các ngành công nghiệp chế biến thường phân bố rải rác, quy mô không lớn. Các con sông ở Hà Tĩnh hiện đang phát triển và vận hành các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa.

Ngành dịch vụ chưa phát triển mạnh. Ngành này của tỉnh tập trung chủ yếu vào phát triển du lịch nhờ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc biệt là du lịch biển.

Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng được xem là khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn), nhiệt điện (7000 MW) và dịch vụ cảng nước sâu với 59 cầu cảng cho tàu từ 5 vạn đến 30 vạn tấn cập bến.

4. Giao thông

Hà Tĩnh là tuyến giao thông huyết mạch, có đường Quốc lộ 1 đi qua với chiều dài 127,3 km (xếp thứ 3 trong các tỉnh có Quốc lộ 1 đi qua), 87 km đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam với chiều dài 70 km. Ngoài ra, tỉnh còn có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12C dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển với nhiều cảng và cửa sông lớn.

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2022
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2022

III. Chương trình xúc tiền đầu tư

1. Nghiên cứu thị trường, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư

  • Phối hợp với các cơ quan Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các tỉnh, thành phố trong cả nước để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, cơ hội, các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và phối hợp tạo mối liên kết vùng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội;
  • Đẩy mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác của tỉnh với các nước, tập đoàn kinh tế, tài chính quốc tế; tranh thủ các nguồn vốn, công nghệ, tri thức và các nguồn viện trợ để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội;
  • Khảo sát, tổng hợp thông tin về các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các doanh nghiệp có tiềm năng hợp tác với các đối tác chiến lược trong thời gian tới; tổ chức làm việc với các doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh;
  • Thông qua các nhà đầu tư đã đầu tư tại Hà Tĩnh, tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư đến từ các quốc gia: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia thuộc khối EU đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên các dự án có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Tăng cường làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế về thu hút đầu tư, sản phẩm chủ lực, kêu gọi thu hút đầu tư vào Hà Tĩnh và tìm đầu ra cho các sản phẩm của tỉnh;
  • Đăng ký tham gia các hoạt động XTĐT ở nước ngoài do các Bộ, ngành trung ương tổ chức.

2. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho hoạt động xúc tiến đầu tư

  • Thường xuyên cập nhật các định hướng, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, ngành, lĩnh vực trên địa bàn của địa phương; các thông tin về tiềm năng, thế mạnh, định hướng thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư, công tác đối ngoại, các thông tin chuyên đề về các ngành, lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư trên các kênh thông tin điện tử của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý KKT tỉnh và các sở, ngành, địa phương.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về đầu tư; thu thập, hệ thống hóa các số liệu về môi trường đầu tư, pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư, tiềm năng, cơ hội và đối tác đầu tư.Hệ thống hóa, số hóa các dữ liệu về quy hoạch, cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư, môi trường, đất đai, xây dựng…;
  • Vận hành có hiệu quả trang thông tin điện tử về pháp luật, chính sách thủ tục đầu tư, môi trường, tiềm năng cơ hội đầu tư. Thường xuyên kết nối, tổng hợp tình hình triển khai dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp; điều hành quản trị tốt diễn đàn “Doanh nghiệp hỏi
  • Cơ quan Nhà nước trả lời”;

3. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư

  • Trên cơ sở quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2025, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, định kỳ 6 tháng/năm rà soát, cập nhật danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nhằm điều chỉnh, bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh mục những dự án đã có chủ đầu tư, những dự án không còn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư phải đảm bảo đầy đủ các thông tin cơ bản đề nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu;
  • Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt đến các nhà đầu tư thông qua các hội nghị XTĐT, các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, trang web các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư;
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về các công ty, nhà đầu tư để mời gọi đầu tư, kết nối đầu tư với các tổ chức trung gian như các tổ chức, hiệp hội có vai trò kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch,..Hướng dẫn các địa phương (cấp huyện) xây dựng danh mục XTĐT phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, tiềm năng – thế mạnh và định hướng quy hoạch phát triển của từng địa phương trong tỉnh;
  • Tăng cường việc công bố Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên các tài liệu, ấn phẩm xúc tiến đầu tư, trên Trang thông tin điện tử của tỉnh và sở, ngành, địa phương.

4. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư

  • Sách, tài liệu quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh (sử dụng các ngôn ngữ phù hợp với các nước có các nhà đầu tư tiềm năng như tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… ); danh mục dự án kêu gọi đầu tư và nội dung chi tiết của dự án thuộc danh mục dự án kêu gọi đầu tư;
  • Duy trì, nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử về XTĐT, phát hành bản tin cung cấp thông tin về đầu tư, thương mại, du lịch phục vụ nhu cầu thông tin kinh tế của tỉnh;
  • Các tài liệu nghiên cứu tổng hợp, nghiên cứu chuyên đề về lao động, cơ sở hạ tầng, đào tạo, cải cách thủ tục hành chính, cơ chế ưu đãi đầu tư,… trên địa bàn tỉnh; Các chuyên đề hoặc bài báo, tạp chí; các chương trình phát thanh, truyền hình, quảng cáo,… để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và Trung ương; Quà tặng, đồ lưu niệm, các hình thức ấn phẩm và tài liệu khác
  • Tích cực tham gia trưng bày các ấn phẩm, tài liệu quảng bá và xúc tiến đầu tư các dự án trên địa bàn tại các Hội nghị, hội thảo XTĐT, thương mại và du lịch trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước.

5. Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư

  • Tổ chức Hội nghị công bố Quyết định điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh đến năm 2020; quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 kết hợp với XTĐT sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
  • Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá hình ảnh con người và tiềm năng phát triển của Tỉnh đến với các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước và bạn bè quốc tế nhằm thu hút sự quan tâm cũng như kêu gọi các nhà đầu tư vào tỉnh qua nhiều hình thức:

+ Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, trong nước và nước ngoài;

+ Tổ chức, tham gia các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư;

+ Tổ chức, tham gia các đoàn công tác để XTĐT theo từng chuyên đề hoặc đối tác cụ thể;

+ Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước; đặt hàng cơ quan truyền thông trong nước viết bài, làm phóng sự trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử; làm phim quảng bá về môi trường đầu tư tại Hà Tĩnh;

+ Tham gia các Đoàn xúc tiến đầu tư do Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tổ chức.

6. Đào tạo, tập huấn tăng cƣờng năng lực về xúc tiến đầu tư

– Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư được tham gia các lớp bồi dưỡng về hội nhập kinh tế – quốc tế; tình hình kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế, tình hình thu hút đầu tư, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, quốc gia, cơ chế, chính sách,… do Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm XTĐT các tỉnh, thành phố tổ chức;

  • Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác XTĐT về kỹ năng XTĐT, tư vấn lập dự án, quản trị mạng và thuyết trình, thông tin đối ngoại và hội nhập quốc tế; các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ và phiên – biên dịch chuyên ngành XTĐT và lập, triển khai dự án;
  • Thay đổi tác phong, lề lối làm việc, nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ làm công tác XTĐTvà Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến và tư vấn đầu tư.

7. Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư

  • Chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế – xã hội, tình hình đầu tư; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, cơ chế, chính sách, tiềm năng, thị trường, xu hướng và các đối tác cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư khi có yêu cầu;
  • Tổ chức rà soát, đánh giá định kỳ về công tác XTĐT; chủ trọng đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư đang nghiên cứu, đầu tư và kinh doanh trên địa bàn. Tăng cường cơ chế đối thoại, đổi mới, mở rộng phương thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của Nhà đầu tư. Kiên quyết thu hồi, chấm dứt hoạt động dự án không hiệu quả, các dự án vi phạm quy định của Luật Đầu tư và các quy định liên quan khác; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khác vào tiếp cận và đầu tư

8. Hợp tác về xúc tiến đầu tư

  • Các hoạt động XTĐT phải được tổ chức một cách thực chất, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và mang tính liên kết vùng, lồng ghép với các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch;

Kết nối, hợp tác với các tổ chức, Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm xây dựng kênh thông tin hiệu quả về môi trường đầu tư, định hướng thu hút đầu tư trong hoạt động XTĐT vào các khu công nghiệp, CCN trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

+ Hợp tác giữa các Bộ, ngành, UBND tỉnh và các cơ quan liên quan;

+ Hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư, UBND tỉnh và các cơ quan liên quan.

  • Phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Xúc tiến thương mại, Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương; Cục Ngoại vụ – Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các Hiệp hội và các tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài để thực hiện các Chương trình, hội nghị xúc tiến đầu tư, quảng bá, kêu gọi đầu tư vào tỉnh Hà Tĩnh;
  • Tích cực làm việc với các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, các nhà tài trợ lớn như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), KOTRA, JETRO, KCCI, Phòng thương mại và công nghiệp Đức (DIHK), Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham); Văn phòng kinh tế – văn hóa Đài Bắc …để xúc tiến, thu hút đầu tư.

a7 2

IV. Chính sách ưu đãi, đầu tư

1. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, từng bước hiện đại

  • Tập trung thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các công trình giao thông huyết mạch có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh; đồng thời kết nối với hệ thống giao thông của quốc gia (Đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh, đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê Vũng Áng, Đường sắt Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ…);
  • Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các công trình hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh như: Các cầu cảng thuộc Cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dương; cảng Xuân Hải, cảng Cửa Sót; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hạ tầng chợ, trung tâm thương mại; các khu công nghiệp, CCN trên địa bàn tỉnh,…;
  • Triển khai đầu tư các công trình thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải tại các huyện, thành phố, thị xã, các công trình cấp thoát nước phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp, CCN.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng

  • Thực hiện công khai, minh bạch thông tin về giá đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để các nhà đầu tư quan tâm có cơ sở tiếp cận, nghiên cứu tham gia thị trường; tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, doanh nghiệp trong công tác bồi thường GPMB, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,… Rà soát, bổ sung, cập nhật bảng giá đất trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương;
  • Thực hiện rà soát các quy hoạch ngành, lĩnh vực để đảm bảo tính thống nhất làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030;
  • Tập trung, chú trọng đến công tác GPMB, đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch, đúng tiến độ cho các nhà đầu tư, tạo niềm tin vững chắc đối với các nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn;
  • Nghiên cứu ban hành quy định về cơ chế tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; ban hành quy định về các khu vực, lĩnh vực cần phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, khu vực không phải đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa bàn không được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Đồngthời, đề xuất phương án, cơ chế để thực hiện các thủ tục bồi thường, GPMB, nhận chuyển nhượng đối với các dự án không thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi đất để đảm bảo các điều kiện đấu giá theo quy định;
  • Rà soát, bổ sung, cập nhật Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng, địa phương trong đó cần tập trung chỉ đạo rà soát, giảm giá thuê đất tại các khu, CCN trên cơ sở giảm khung giá thuê đất của nhà nước đối với quy hoạch đất công nghiệp để thu hút đầu tư, giảm chi phí ban đầu cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất;
  • Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh;
  • Kiểm tra, rà soát, tổng hợp toàn bộ các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng đang còn vướng mắc về các thủ tục hồ sơ liên quan đến công tác bồi thường, GPMB, giao đất, cho thuê đất để kịp thời giải quyết, tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, nhất là xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc giữ ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vƣớng mắc để các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang hoạt động duy trì và mở rộng đầu tư

  • Tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhằm nắm bắt các khó khăn, vướng mắc để tham mưu cơ quan có thẩm quyền xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án; đồng thời phát hiện các sai phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định; đối với các dự án vi phạm nhiều lần mà không có giải pháp khắc phục, không có khả năng tiếp tục thực hiện thì sẽ kiên quyết thu hồi theo quy định pháp luật để tạo quỹ đất kêu gọi XTĐT, xây dựng môi trường đầu tư cạnh tranh, bình đẳng;
  • Tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, TTHC để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đồng ý chủ trương; các dự án lớn có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh;
  • Đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa đầu tư, nhất là trong các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông; hạ tầng khu công nghiệp, CCN; y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao, môi trường; cấp nước… gắn với việc ban hành công bố danh mục xã hội hóa đầu tư trên địa bàn tỉnh;
  • Tăng cường quản lý, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, CCN theo hình thức xã hội hóa; các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp sau thép, khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, tạo những sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường khu vực;

4. Huy động đa dạng các nguồn lực cho công tác xúc tiến đầu tư

  • Sử dụng có hiệu quả kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh phục vụ công tác XTĐT;
  • Lồng ghép các hoạt động XTĐT của tỉnh vào các chương trình XTĐT của các bộ, ban, ngành Trung ương. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ các tổ chức XTĐT, thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đóng tại Việt Nam như: KCCI, KOTRA, JETRO, EUROCHAM,…;
  • Khuyến khích, huy động nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp và các tổ chức tham gia vào các hoạt động XTĐT;
  • Kết hợp nguồn vốn ngân sách với đóng góp của doanh nghiệp để tổ chức XTĐT ở nước ngoài.

a8

V. HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư Miễn Phí như:

  • Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
  • Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;
  • Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
  • Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;
  • Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
  • Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Công ty Liên Doanh Xúc Tiến Đầu Tư Và Hợp Tác Quốc Tế FDI

  • Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà D10, Đường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0826686833 / 02438356329
  • Email: [email protected]

Bản đồ

All in one