DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU KINH TẾ NGHI SƠN TỈNH THANH HÓA – A - Mã: 11323
Thanh Hóa
I. Thông tin chi tiết dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
VNFDI xin đưa ra thông tin về dự án đầu tư xây dựng:
Tên: Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung khu kinh tế Nghi Sơn
Lĩnh vực đầu tư: Cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải
Địa điểm: Khu kinh tế Nghi Sơn
Tổng vốn đầu tư: 3.000 tỷ đồng
Quy mô đầu tư dự kiến: Công suất khoảng 70.000 m3/ngày đêm
II. Khái quát tỉnh Thanh Hóa
1. Vị trí địa lí
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung BộViệt Nam. Đồng thời là một tỉnh lớn của Việt Nam, diện tích đứng thứ 5 cả nước với tổng diện tích là 11.116 km²
Điểm cực nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn
2. Kinh tế
Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng thời cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%, tăng 2,5%
Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) ước tính năm 2021 tăng 8,85% so với năm 2020; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,58%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 15,66% (riêng công nghiệp tăng 17,65%); các ngành dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,32%. Trong đó cơ cấu kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 16,07%, giảm 1,16%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 46,64%, tăng 4,29%; các ngành dịch vụ chiếm 30,82%, giảm 2,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,47%, giảm 0,42% so với năm 2020
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 toàn ngành tăng 16,99% so với năm 2020; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 9,20%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,55%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 8,30%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 19,76% so cùng kỳ
GRDP bình quân đầu người năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 58,1 triệu đồng, tương đương với 2.471 đô la Mỹ
3. Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
4. Giao thông
Một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không
Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT.
Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.
Vận tải công cộng, đến năm 2021, Thanh Hóa đã phát triển mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.
5. Giáo dục
Thanh Hóa nổi tiếng hiếu học từ xưa, quê hương của nhiều nho sĩ. Trong thời kỳ phong kiến Thanh Hóa có 2 trạng nguyên, hàng trăm tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa (xếp thứ 7 toàn quốc sau Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên)
Nền giáo dục hiện tại của Thanh Hóa cũng luôn được xem là cái nôi nhân tài của Việt Nam. Năm 2008, trong kì thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học, Thanh Hóa có nhiều thủ khoa nhất nước.
Nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của Việt Nam, khu kinh tế Nghi Sơn có Quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc quốc gia Bắc – Nam được quy hoạch phía Tây quốc lộ 1A đi qua
Có hệ thống giao thông đường bộ liên hoàn giữa các vùng miền trong tỉnh và khu vực
Các trục đường giao thông nối từ khu đô thị trung tâm đến các khu công nghiệp và cảng Nghi Sơn, các trục Đông Tây nối từ cảng Nghi Sơn với đường cao tốc Bắc Nam
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương đầu tư xây dựng tuyến đường từ khu kinh tế Nghi Sơn đi sân bay Thọ Xuân khoảng 60km.
Đường sắt
Đường sắt quốc gia chạy qua khu kinh tế Nghi Sơn có chiều dài trên 15km, trong đó ga Khoa Trường dự kiến nâng cấp mở rộng thành Ga trung tâm của khu kinh tế
Từ Ga Hà Nội đến Ga Khoa Trường: 200km
Từ Ga TP Hồ Chí Minh đến Ga Khoa Trường: 1.500km
Cảng biển
Cảng Nghi Sơn đã xây dựng và đưa vào khai thác các bến chuyên dụng của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I, Nhà máy xi măng Nghi Sơn và 03 bến tổng hợp có khả năng đón tàu có trọng tải đến 30.000 DWT, năng lực xếp dỡ khoảng 5 triệu tấn/năm
Ngoài ra hiện nay có hàng chục bến cảng tổng hợp, bến chuyên dụng và bến container cùng khu tổng hợp hậu cần cảng đều đang được các nhà đầu tư triển khai xây dựng
Từ vị trí cảng Nghi Sơn: đến cảng Hải Phòng: 119 hải lý; cảng TP Hồ Chí Minh: 700 hải lý; cảng Hồng Kông: 650 hải lý; đến cảng Singapore: 1280 hải lý; cảng Tokyo: 1900 hải lý
Hàng không
Sân bay Thọ Xuân tiêu chuẩn cấp 4E cách khu kinh tế Nghi Sơn khoảng 60 km
Hiện tại, hãng hàng không Việt Nam Airlines đang khai thác tuyến bay Thanh Hóa – Thành phố Hồ Chí Minh với tần suất 02 chuyến bay/ngày.
Theo kế hoạch đã được phê duyệt, sân bay Thọ Xuân sẽ được nâng cấp mở rộng thành cảng hàng không quốc tế để đáp ứng nhu cầu phát triển của KKT Nghi Sơn và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong tỉnh và trong khu vực
Hệ thống điện
Đang sử dụng mạng lưới điện Quốc Gia bao gồm: đường dây 500 KV Bắc Nam và đường dây 220 KV Thanh Hóa – Nghệ An, hiện có trạm biến áp 220/110/22 KV – 250 MVA đảm bảo đủ nguồn điện cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
Được Chính phủ quy hoạch phát triển thành một trung tâm nhiệt điện lớn với tổng công suất 2.400MW
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I công suất 600 MW sẽ hoàn thành và phát điện vào quý I năm 2014
Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II, công suất 1.200 MW do Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) và Kepco (Hàn Quốc) đầu tư theo hình thức BOT dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2014
Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh công suất 600 MW đã được chủ đầu tư san lấp mặt bằng
Hệ thống cấp nước
Nước thô
Nguồn nước thô được lấy từ hồ Yên Mỹ (87 triệu m3) và hồ Sông Mực (200 triệu m3) bằng hệ thống đường ống dẫn nước thô
Tuyến ống giai đoạn 1 cung cấp về hồ Đồng Chùa công suất 30.000 m3/ngày đêm đã xây dựng xong và đưa vào vận hành
Tuyến ống giai đoạn 2 công suất 90.000 m3/ngày đêm đang được đầu tư từ nguồn vốn ODA, dự kiến hoàn thành năm 2015
Nước sạch
Có 2 nhà máy cấp nước sạch bao gồm Nhà máy tại hồ Đồng Chùa đã xây dựng xong giai đoạn I và đang cấp nước với công suất 30.000 m3/ngày đêm; giai đoạn II nâng công suất lên 90.000 m3/ngày đêm và nhà máy tại Khu vực phía Tây Quốc lộ 1A, công suất: 20.000 m3/ngày đêm đang xây dựng, dự kiến hoàn thành năm 2015
Dịch vụ viễn thông
Hạ tầng mạng viễn thông – Công nghệ thông tin KKT Nghi Sơn đã được quy hoạch phát triển với các loại hình dịch vụ tiên tiến, băng thông rộng, tốc độ cao và công nghệ hiện đại; có khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin với chất lượng cao nhất cho khách hàng
IV. Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư
1. Chính sách của nhà nước
Thuê đất, thuê mặt nước (trừ các khu vực đã có nhà đầu tư hạ tầng)
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước; miễn từ 11 đến 15 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động tùy theo lĩnh vực ngành nghề dự án
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của chính phủ
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với dự án đầu tư mới được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50 % số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo
Thuế nhập khẩu
Miễn thuế nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ phục vụ dự án đầu tư, phương tiện đưa đón công nhân…
Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ khi dự án đi vào sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
2. Chính sách của tỉnh Thanh Hóa
Hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn: 200 triệu đồng/chuyến qua cảng Nghi Sơn
Chính sách hỗ trợ vận chuyển hàng hóa bằng container qua cảng Nghi Sơn:
– Loại container 20 feet: 700.000 đồng/container
– Loại container 40 feet trở lên: 1.000.000 đồng/container