Dự án chuỗi liên kết sản xuất điều theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn HACPP – Bình Phước - Mã: 84779

Bình Phước

Dự án chuỗi liên kết sản xuất điều theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn HACPP đã và đang được huyện Bù Đăng (tình Bình Phước) triển khai mở rộng nhằm xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm điều, giúp người dân có nguồn thu ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.

dieu
Điều được đầu tư theo hướng hữu cơ đang cho giá trị kinh tế cao tại Bình Phước

I. Giới thiệu chung về dự án 

Tên dự án: Dự án chuỗi liên kết sản xuất điều theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn HACPP

Vị trí triển khai: xã Đức Liễu – xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Tổng diện tích quy hoạch: 1.000 ha

Tổng mức đầu tư: ước tính 400 tỷ

Mục tiêu dự án: sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm điều nhằm góp phần quan trọng để phục hồi, duy trì hệ sinh thái tự nhiên cũng như tạo điều kiện việc làm cho người dân địa phương và các nơi lân cận.

Hình thức đầu tư: đầu tư theo hình thức liên kết

Dự án chuỗi liên kết sản xuất điều theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn HACCP tại xã Đức Liễu – xã Bình Minh, huyện Bù Đăng là một dự án có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, là cơ hội đưa nền nông nghiệp sạch phát triển cao hơn, đồng thời nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Để dự án thành công, cần có sự chung tay góp sức của tất cả các bên liên quan.

duc co trien khai du an ho tro lien ket san xuat va tieu thu san pham cay dieu theo chuoi gia tri anh quang tan 6855
Bình Phước triển khai dự án hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây điều theo chuỗi giá trị

II. Khái quát về tỉnh Bình Phước

1. Vị trí

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có 11 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 3 huyện biên giới (Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh) tiếp giáp với 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia (Mondulkiri, Kratie, Tboung Khmum), với tổng chiều dài đường biên giới là 258,939km, với 28 cột mốc chính, 353 cột mốc phụ.

Hiện nay, tỉnh Bình Phước đang quản lý 4 cửa khẩu (Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Cửa khẩu chính Hoàng Diệu, Lộc Thịnh, Cửa khẩu phụ Tân Tiến) và 1 lối mở. Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên Bình Phước có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng.

2. Dân số

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 41 dân tộc sinh sống. Tính đến hết năm 2022, dân số của tỉnh ước 1.034.667 người (theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước), phân bố trên 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 01 thành phố (Đồng Xoài), 03 thị xã (Phước Long, Bình Long, Chơn Thành), 07 huyện (Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phú Riềng), với 111 xã, phường, thị trấn.

Dân số đông là lợi thế về nguồn nhân lực của tỉnh trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

3. Kinh tế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí cách không xa Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đồng thời lại có cửa khẩu thông thương với Campuchia, Bình Phước có rất nhiều cơ hội để phát triển.

Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2023 của Bình Phước tăng cao so với cùng kỳ năm 2022 nhờ sự phục hồi và phát triển mạnh ở nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là ngành nông nghiệp tăng 10,25%, đóng góp 3,21 điểm phần trăm vào GRDP của tỉnh.

Cụ thể, GRDP trên địa bàn tỉnh đạt 54.894,49 tỷ đồng, tăng 8,34% so với năm 2022. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 17.513,34 tỷ đồng, tăng 10,25%; khu vực công nghiệp và xây dựng 17.205,78 tỷ đồng, tăng 7,12%; khu vực dịch vụ 18.119,72 tỷ đồng, tăng 8,34%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2.055,65 tỷ đồng, tăng 2,98%. Bình Phước đứng đầu vùng Đông Nam Bộ về tốc độ tăng trưởng kinh tế và đứng thứ 11 so với cả nước.

Ngoài ra, GRDP bình quân đầu người năm 2023 của tỉnh đạt 93,94 triệu đồng, tăng 9,53% so với năm 2022. Điều này phản ánh được hiệu quả cũng như trình độ sản xuất ngày càng nâng lên và có bước phát triển rõ nét.

Trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế – xã hội, tỉnh Bình Phước đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 và thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển. Năm 2023, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 33.288,93 tỷ đồng, tăng 10,95% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 33,89% GRDP.

Đến nay, tỉnh Bình Phước cũng đã và đang có nhiều kế hoạch triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên toàn địa bàn tỉnh. Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là “điểm đến hấp dẫn” của vùng Đông Nam Bộ với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9%.

4. Cơ sở hạ tầng

Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội 11 Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bình Phước đang nỗ lực hoàn thiện hạ tầng để thu hút đầu tư, trong đó đẩy mạnh xây dựng các tuyến giao thông kết nối.

duong bp
Thi công nâng cấp mở rộng tuyến ĐT 759 tại huyện biên giới Bù Đốp

Trong bốn tỉnh giáp ranh (Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Đắk Nông) thì đến nay chỉ duy nhất Bình Phước chưa có tuyến đường liên thông với tỉnh Đồng Nai. Đây là một trong những “nút thắt” liên kết vùng. Cũng chính điều này đã giảm đi sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư của tỉnh Bình Phước.

Bình Phước lên kế hoạch, trước mắt tập trung, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương và địa phương trong triển khai các dự án trọng điểm, như: đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành; đường cao tốc bắc-nam phía tây đoạn Đắk Nông-Chơn Thành; tuyến đường Đồng Phú-Bình Dương kết nối với tuyến đường Bắc Tân Uyên-Phú Giáo-Bàu Bàng (Bình Dương) đến đường vành đai 4; tuyến đường phía tây quốc lộ 13 kết nối Chơn Thành-cửa khẩu quốc tế Hoa Lư thông với Campuchia.

Sau khi hoàn thành các dự án này, cùng với các tuyến giao thông huyết mạch hiện nay, Bình Phước thuận lợi kết nối vùng, liên vùng. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết giúp Bình Phước phát triển mạnh kinh tế-xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng-an ninh.

III. Lợi thế của dự án 

Bình Phước được xem là “thủ phủ điều” của Việt Nam với diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Dự án chuỗi liên kết sản xuất điều theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn HACCP tại xã Đức Liễu – Bình Minh, huyện Bù Đăng là một dự án có tiềm năng lớn, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi thế cho các nhà đầu tư cũng như cho người dân địa phương và cho nền kinh tế của tỉnh Bình Phước.

1. Lợi thế về thị trường

– Nhu cầu về sản phẩm điều hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo dự báo của USDA, thị trường điều hữu cơ toàn cầu sẽ đạt giá trị 3,2 tỷ USD vào năm 2025.

– Điều hữu cơ, đạt chuẩn HACCP có giá bán cao hơn so với điều thông thường do chất lượng sản phẩm tốt hơn và được sản xuất theo quy trình an toàn, bền vững. Từ đó, nhà sản xuất/nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao hơn. Sản phẩm chất lượng cao giúp các doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, đặc biệt là khi nhu cầu về sản phẩm sạch và an toàn ngày càng tăng.

– Dự án có thể tiếp cận thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. bởi vì thị trường quốc tế ngày càng ưa chuộng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm, mở rộng cơ hội xuất khẩu với giá cao.

2. Lợi thế về sản xuất 

– Nguồn nguyên liệu dồi dào: Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước, với sản lượng điều xuất khẩu cao. Các nhà đầu tư không cần lo việc phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo từ đâu.

– Chính sách ưu đãi: Chính quyền địa phương xã Đức Liễu – xã Bình Minh cũng như tỉnh Bình Phước có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bao gồm hỗ trợ về thuế, phí, đất đai, v.v.

– Lực lượng lao động dồi dào: Là tỉnh có số dân hơn 1 triệu người và có truyền thống về nông nghiệp, Bình Phước có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong trồng trọt và chế biến điều.

3. Lợi thế về thương mại

Dự án liên kết sản xuất điều theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn HACPP góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái cũng như tạo điều kiện việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Doanh nghiệp tham gia đầu tư vào dự án sẽ có hình ảnh thương hiệu tốt hơn theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường, giúp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, tạo lòng tin với người tiêu dùng và đối tác kinh doanh. Từ đó, góp phần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp uy tín, giá trị.

4. Lợi thế về giao thông

– Xã Đức Liễu nằm trên trục giao thông quan trọng, kết nối với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm bằng nhiều phương tiện.

– Chính phủ Việt Nam đang tập trung đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đông Nam Bộ, bao gồm nâng cấp, mở rộng các tuyến đường bộ, xây dựng đường cao tốc, đường sắt. Cùng với đó, huyện Bù Đăng cũng đang triển khai nhiều dự án nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông nội huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải.

Có thể thấy, đầu tư vào dự án chuỗi liên kết sản xuất điều theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và tiêu chuẩn HACCP tại xã Đức Liễu – Bình Minh, huyện Bù Đăng mang lại nhiều lợi thế vượt trội. Không chỉ tạo ra lợi nhuận hấp dẫn và cơ hội mở rộng thị trường, mà còn góp phần vào phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống cộng đồng. Đây là một cơ hội đầu tư đầy tiềm năng và giá trị lâu dài cho các nhà đầu tư.

IV. Chính sách ưu đãi 

– Ưu đãi đầu tư: Chính phủ và địa phương có thể đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, và các hỗ trợ tài chính khác để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm.

– Hỗ trợ kỹ thuật: Nhà đầu tư có thể nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu và phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Với chính sách ưu đãi của tỉnh Bình Phước, nhà đầu tư sẽ không phải băn khoăn quá nhiều về các khoản chi phí. Từ đó, tập trung vào xây dựng và phát triển sản phẩm, mang lại giá trị lợi ích cho cá nhân cũng như cộng đồng.

V. Hỗ trợ đầu tư

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư như:

Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);

Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;

Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);

Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;

Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;

Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

CÔNG TY LIÊN DOANH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ FDI

Địa chỉ:

  • Văn phòng Hà Nội: 205 Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Lầu 8, số 67 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (+84) 98.668.6833/(+84) 24.3835.6329

📧  Email: [email protected]
All in one