Tên: Dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp tại huyện Bình Thới
Địa điểm: Xã Hồ Thị Kỳ, Huyện Thới Bình
Quy mô: 75 ha
Dự kiến tổng mức đầu tư: Chưa giải phóng mặt bằng
Hiện trạng khu đất: Chưa giải phóng mặt bằng
Hình thức đầu tư: 100% vốn doanh nghiệp
Đơn vị đề xuất: Sở Công Thương
II. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH CÀ MAU
Tỉnh Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, có vị trí địa lý:
Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch.
Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long[9].
Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Trong đó, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biển nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C[9]. Năm 2014, nhiệt độ thấp nhất ở đây đã xuống tới 20 độ C (tháng 1) (trước đó vào tháng 12 năm 2013 đã xuống còn 18 độ C). Nhiệt độ cao nhất là 38 độ C khi đang trong mùa khô vào tháng 4 năm 2016.
3. Dân cư
Theo thống kê năm 2020, tỉnh Cà Mau có diện tích 5.221,19 km², dân số năm 2020 là 1.193.894 người[1], mật độ dân số đạt 228 người/km².
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Cà Mau đạt 1.194.476 người, mật độ dân số đạt 232 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 271.046 người chiếm 22,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 923.430 người, chiếm 77,3% dân số. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2021 đạt 26,53%.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Cà Mau có 19 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.167.765 người, người Khmer có 29.845 người, người Hoa có 8.911 người, còn lại là những dân tộc khác như tày, thái, chăm, mường[27]…
Tỉnh Cà Mau có Quốc lộ 1 và quốc lộ 63 và quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Các sông lớn như sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm… rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh
Cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia… Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm.
Cảng hàng không Cà Mau là sân bay vệ tinh, trực thuộc Cụm cảng Hàng không miền Nam. Đây là sân bay hàng không dân dụng cấp 4C có khả năng tiếp nhận các loại máy bay như ATR-72, AN-2, MI-17,Airbus A220, KingAir B200 và các loại máy bay khác có trọng tải cất cánh tương đương.
5. Du lịch
Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng biển sâu xa nên loại hình đờn ca cải lương trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong nhân dân, miền đất này có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại, có làn điệu thơ Bạc Liêu của nghệ sĩ Thái Đắc Hàng. Các đặc sản khá nổi tiếng ở Cà Mau như Mắm lóc U Minh, Ba khía Rạch Gốc, Sò huyết Bãi Bồi, Tôm khô Bãi Háp, Cua Biển Cà Mau… cùng nhiều món ăn khác.
1. Thông tin dự kiến quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 tỉnh Cà Mau
Có đăng ký tại Công văn số 652/BC-STNMT ngày 14/12/2020 của Sở TNMT
2. Thông tin Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Chưa có đăng ký trong KHSDĐ 2021 của huyện Thới Bình.
3. Thông tin khác
Sở Công Thương đang thẩm định phương án.
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhằm thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư.
V. YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN
Các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị.
Trong khoảng cách ATMT, tối thiểu 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh. Không quá 40% diện tích đất bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm XLNT, trạm trung chuyển CTR.
Đất xây dựng phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và các chiến lược phát triển có liên quan của từng đô thị.
Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp phụ thuộc vào loại hình, tính chất của khu công nghiệp, mô-đun diện tích của các lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng.