VNFDI xin đưa ra thông tin về dự án đầu tư xây dựng:
Tên: Cảng Quảng Châu
Địa điểm: Thành phố Sầm Sơn
Tổng mức đầu tư: 1500 tỉ đồng
Quy mô đầu tư: Đáp ứng cho đoàn tàu đến 1000 tấn
II. Khái quát tỉnh Thanh Hóa
1. Vị trí địa lí
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung BộViệt Nam. Đồng thời là một tỉnh lớn của Việt Nam, diện tích đứng thứ 5 cả nước với tổng diện tích là 11.116 km²
Điểm cực nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn
2. Kinh tế
Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng thời cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%, tăng 2,5%
Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) ước tính năm 2021 tăng 8,85% so với năm 2020; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,58%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 15,66% (riêng công nghiệp tăng 17,65%); các ngành dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,32%. Trong đó cơ cấu kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 16,07%, giảm 1,16%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 46,64%, tăng 4,29%; các ngành dịch vụ chiếm 30,82%, giảm 2,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,47%, giảm 0,42% so với năm 2020
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 toàn ngành tăng 16,99% so với năm 2020; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 9,20%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,55%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 8,30%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 19,76% so cùng kỳ
GRDP bình quân đầu người năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 58,1 triệu đồng, tương đương với 2.471 đô la Mỹ
3. Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
4. Giao thông
Một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không
Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT.
Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.
Vận tải công cộng, đến năm 2021, Thanh Hóa đã phát triển mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.
5. Giáo dục
Thanh Hóa nổi tiếng hiếu học từ xưa, quê hương của nhiều nho sĩ. Trong thời kỳ phong kiến Thanh Hóa có 2 trạng nguyên, hàng trăm tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa (xếp thứ 7 toàn quốc sau Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên)
Nền giáo dục hiện tại của Thanh Hóa cũng luôn được xem là cái nôi nhân tài của Việt Nam. Năm 2008, trong kì thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học, Thanh Hóa có nhiều thủ khoa nhất nước.
Có tuyến giao thông quan trọng là Quốc lộ 47 (tuyến có điểm đầu thuộc phường Trường Sơn, TP Sầm Sơn, điểm cuối là cửa khẩu Khẹo, huyện Thường Xuân, đi qua TP Sầm Sơn và TP Thanh Hóa)
Đường Trần Hưng Đạo, Đại lộ nam sông Mã,… là những đường lớn tại thành phố
Tỉnh Thanh Hóa hiện đang triển khai quy hoạch giao thông trên địa bàn thành phố Sầm Sơn đến năm 2040
Kinh tế
Du lịch được xác định là ngành kinh tế chủ đạo, có tiềm năng và lợi thế phát triển nhất của Sầm Sơn
Hàng loạt điểm du lịch nổi bật, nổi tiếng: FLC Sầm Sơn, núi Trường Lệ, hòn Trống Mái, đền Độc Cước, đèn Cô Tiên
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, ngành du lịch năm 2020 giảm sâu trên cả 3 tiêu chí: Số lượt khách, ngày khách và doanh thu. Ước tính năm 2020, thành phố đón được 3,25 triệu lượt khách du lịch. Về công tác đầu tư, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn ước đạt 5.054 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 20,0% so cùng kỳ
Công nghiệp – xây dựng
Tăng trưởng khá, giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 2.930 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch và tăng 21,3% so với cùng kỳ.
Sản xuất nông, lâm, thủy sản
Mặc dù chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan và dịch bệnh, nhưng vẫn có bước phát triển ổn định
Tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 1.193,1 tỷ đồng, đạt 102,4% kế hoạch và tăng 2,4% so với cùng kỳ