Từ năm 2013 đến nay, Thanh Hóa luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI.

13
Thanh hóa thu hút hơn 14,5 tỷ USD vốn FDI sau 10 năm hội nhập

Lũy kế đến nay, tỉnh Thanh Hóa thu hút được 151 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14.549,6 triệu USD của các nhà đầu tư đến từ trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong đó các nhà đầu tư Hàn Quốc đứng đầu về đứng đầu về số lượng dự án đầu tư với trên 40 dự án; các nhà đầu tư Nhật Bản đứng đầu về số vốn đầu tư đăng ký trên địa bàn tỉnh với 17 dự án và tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 6,6 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư FDI toàn tỉnh. Đây là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy công tác hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Đó là kết quả thu hút đầu tư FDI được thống kê trong báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2023 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

14
Một trong những chương trình mở rộng quan hệ hợp tác, xúc tiến đầu tư của tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với đó, 10 năm qua, tổng giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa đạt 3,988 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 19,5%, tổng giá trị nhập khẩu đạt 43,618 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 34,98%. Tỉnh Thanh Hóa cũng luôn là địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về số lao động, chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài. Hàng năm, số tiền gửi về nước từ 120 đến 150 triệu USD, tạo điều kiện không nhỏ cho người dân phát triển kinh tế gia đình.

Về thu hút các nguồn vốn đầu tư và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, từ năm 2013 đến nay, tổng giá trị viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Thanh Hóa khoảng 79,27 triệu USD, với 561 chương trình, dự án. Là tỉnh nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về vận động quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhờ sự hội nhập sâu, rộng nên trong giai đoạn 2013 – 2023, tỉnh Thanh Hoá đón trên 79,1 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 11,3%/năm (khách quốc tế đạt trên 2,1 triệu lượt khách). Tổng thu du lịch ước đạt 111.009 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 22,7%/năm (trong đó, tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt trên 608,7 triệu USD)…

Việc mở rộng quan hệ hợp tác ra thế giới đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nếu năm 2013, GRDP bình quân đầu người tại Thanh Hóa đạt 1.180 USD, đến năm 2022, GRDP bình quân đầu người đã tăng lên 2.924 USD. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 7,0%, đứng thứ 18 cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ.

Trong thời gian tới, Thanh Hóa tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng quan hệ quốc tế là một trong những trọng tâm chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Nguồn: baodautu.vn

All in one