Với mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 9,46%, đứng thứ 4 cả nước, Quảng Ninh đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP cả năm đạt trên 11% và giữ vững tốc độ tăng trưởng 2 con số trong 8 năm liền.
Giữ vững tăng trưởng nhờ nguồn lực vững vàng
Lợi thế có được hệ thống cửa khẩu kết nối với Trung Quốc, cảng biển loại 1, hệ thống các khu công nghiệp lớn, hệ thống đường cao tốc hiện đại kết nối với các thành phố/ địa phương trọng điểm; cũng như sở hữu/ liền kề hệ thống sân bay quốc tế: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài… Quảng Ninh ngày càng thể hiện xuất sắc vai trò là một cực tăng trưởng phía Bắc.
Sự xuất sắc đó càng được thể hiện rõ ràng khi địa phương này đang là “thỏi nam châm” thu hút khối nguồn lực khổng lồ và lượng lớn vốn đầu tư.
6 tháng đầu năm 2023, khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục phát huy tối đa vai trò trụ cột, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng trưởng 8,63%, đóng góp 4,53 điểm % tăng trưởng GRDP, chiếm 55,2% trong GRDP.
Ngành dịch vụ, du lịch, thương mại tiếp tục phục hồi trên cơ sở tập trung khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy cơ hội để phục hồi thị trường khách du lịch quốc tế.
Tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh ước đạt 832,17 triệu USD, đạt 83% chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy (ít nhất 1,0 tỷ USD), đạt 69,3% kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh (đạt 1,2 tỷ USD).
Bên cạnh các nhà đầu tư truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hong Kong…, năm 2023, lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh đón nhận dòng vốn của nhà đầu tư đến từ Thụy Điển. Qua đó, góp phần làm đa dạng đối tác đầu tư của tỉnh, nâng tổng số đối tác đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh từ 19 lên 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tạo niềm tin với chiến lược phát triển dài hạn
Từ năm 2012, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong nước xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng quy hoạch chiến lược, cũng là địa phương hiếm hoi huy động được hàng trăm tỷ đồng vốn xã hội hóa để xây dựng quy hoạch. Lãnh đạo tỉnh thời kỳ đó thể hiện sự táo bạo, đột phá một cách khoa học khi mời những đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới đến Quảng Ninh nghiên cứu, lập quy hoạch như McKinsey, BCG (Mỹ), Nikken Sekkei, Nippon Koei (Nhật Bản)…
Trong Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050, Quảng Ninh tiếp tục coi trọng nguồn lực đầu tư nước ngoài và sẽ thực hiện nhiều giải pháp để đưa nguồn lực này trở thành động lực phát triển quan trọng của địa phương.
Theo đại diện McKinsey Việt Nam – đơn vị tư vấn lập Quy hoạch chung tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030 cho biết, khi tính toán các nguồn lực để Quảng Ninh có thể thực hiện được các mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội, thì tỷ trọng vốn FDI chiếm khoảng 24% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Theo ông Cao Tường Huy – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, để Quảng Ninh phát triển, thì phải thu hút được các tập đoàn đa quốc gia, có vai trò dẫn dắt vào những ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh như: du lịch, công nghiệp chế biến – chế tạo, công nghiệp phụ trợ, logistics…
Đô thị và chất lượng cuộc sống phát triển nhanh chóng
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – công nghiệp – giao thương kết hợp cùng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ có thể xem đã tạo nên bệ phóng cho việc thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị tại Quảng Ninh.
Những nhà đầu tư lớn có tên tuổi trong nước như Geleximco, Vingroup, Sungroup, BIM group, CEO Group… đã và đang góp phần đáng kể thay đổi diện mạo đô thị, du lịch, dịch vụ của Quảng Ninh và khiến cho thị trường bất động sản trở thành một kênh đầu tư ngày càng hấp dẫn tại đây. Ngoài các nguồn lực lớn từ các nhà đầu tư trong nước, Quảng Ninh cũng là “thỏi nam châm” thu hút các dự án và nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Một trong số đó có thể kể tới dự án The Dragon Castle do “ông lớn” Hàn Quốc N.H.O kiến tạo; khu vực tổ hợp sân golf và casino do liên doanh giữa Tuần Châu và ISC Corp (Mỹ) có vốn đầu tư tới 7,5 tỷ USD; dự án HaLong Star (Liên doanh giữa Sovico và Nakheel Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất – UAE) triển khai với tổng mức đầu tư 550 triệu USD…
Sự tham gia của các tập đoàn ngoại về phát triển bất động sản không chỉ giúp thay đổi diện mạo bộ mặt đô thị mà còn giúp nâng tầm chất lượng không gian sống.
Đơn cử, The Dragon Castle, một dự án đã mang đến những trải nghiệm sống mới mẻ cho cư dân Hạ Long với căn hộ chuẩn Hàn 100% từ thiết kế đến vận hành. Được biết, đội ngũ và vận hành khu căn hộ này đều là những tên tuổi đến từ Hàn Quốc như: ADU – đơn vị phụ trách thiết kế; Handong E&C là tổng thầu thi công; ban quản lý dự án là Shin Yeong và Alpha Plus là đơn vị quản lý vận hành.
Với The Dragon Castle, lần đầu tiên, cư dân tại Hạ Long được trải nghiệm các tiện ích chuẩn Hàn: khu vực nội khu an ninh – an toàn – không có ô tô & xe máy lưu thông, cầu kính ngắm toàn cảnh Vịnh Hạ Long trên cao, khu Hi – Club với phòng làm việc cho người lớn và thư viện cho trẻ em, sân chơi nước dành cho trẻ em… Chính vì những ưu điểm trên, The Dragon Castle đã nhận được giải thưởng phát triển nhà ở tốt nhất, giải thưởng kiến trúc khu dân cư tốt nhất trong 2 năm liên tiếp từ giải thưởng Bất động sản Việt Nam và Dot Property Việt Nam.
The Dragon Castle Hạ Long bao gồm 12.88 căn hộ chung cư từ 2 – 3 phòng ngủ, là tổ hợp thương mại dịch vụ và các căn hộ cao cấp tại The Dragon Castle Hạ Long mang màu sắc, phong cách của xứ sở Busan (Hàn Quốc).
Nguồn: baodautu.vn