Đây là chia sẻ của ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C tại Hội nghị gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với chủ đề “Đồng hành và phát triển” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
Chúng ta cùng sống trong một thế giới biến động nhanh. Tuy nhiên chúng ta không nên tuyệt vọng. Có những dự báo tốt cho Việt Nam. Với vị trí địa lý, chính sách khuyến khích về kinh tế và ổn định chính trị đảm bảo Việt Nam là thiên đường an toàn cho các nhà đầu tư tới thiết lập cơ sở sản xuất mới nhất. Và Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C đã may mắn để đón bắt làn sóng đầu tư nước ngoài, DEEP C không thể thực hiện điều đó nếu như không nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ cơ quan chính quyền và sự hỗ trợ quan trọng của Chính phủ.
“Tôi tin rằng, sự kiện hôm nay không chỉ là dịp đề nghị tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và cơ quan chính quyền mà là dịp để nói lời cảm ơn. Cảm ơn vì đã làm nên sự khác biệt và vì quyết tâm của Chính phủ và cơ quan chính quyền Việt Nam”, ông Bruno Jaspaert khẳng định.
Việt Nam rất đặc biệt. Với trải nghiệm làm việc tại nhiều quốc gia khác nhau, tôi không ngừng bất ngờ với tốc độ giải quyết thủ tục thành công của cơ quan chính quyền khi Chính phủ đã có quyết định. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã nói với chúng tôi họ sẽ tới Việt Nam với cam kết dài hạn với Việt Nam và tương lai của Việt Nam.
“Tại DEEP C, chúng tôi tự hào nói rằng chúng tôi kiến tạo tương lai. Và chúng tôi tin rằng chỉ có một tương lai phía trước, đó là tương lai chắc chắn bền vững”, ông Bruno nhấn mạnh.
Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26 và cam kết với cộng đồng quốc tế về Trung hoà carbon đến năm 2050. Các bước triển khai ban đầu đã được thực hiện và sẽ còn cần thực hiện các bước tiếp theo.
Trong các năm qua, Tổ hợp khu công nghiệp DEEP C đã trở thành minh chứng rõ nét của việc chuyển đổi hướng tới địa điểm đầu tư bền vững là hướng đi chiến lược đầy ý nghĩa. Cá nhân tôi tin rằng hướng đi này có thể áp dụng chung cho toàn Việt Nam.
Theo ông Bruno, để đưa chiến lược thành kết quả còn là nhiều bước thực hiện nhưng tôi xin đề nghị không lo ngại và đưa ra lựa chọn cấp tiến để hiện thức hoá thay đổi mô hình nay. Thời điểm đó chính là “bây giờ”. Chúng ta cần sớm nghĩ về nguồn năng lượng thay thế. Việc xem xét lại khuôn khổ pháp luật về nền kinh tế tuần hoàn và tái chế là cấp bách.
“Hiện nay, chúng tôi không thể bán lại nước thải đã qua xử lý do thiếu hành lang pháp lý cần thiết, vì vậy, chúng tôi buộc phải thải nước thải đã qua xử lý ra biển hay sông gần nhất. Việc các quy định còn nửa chừng và chưa có đủ hướng dẫn cho cơ quan địa phương khiến cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa hiểu đầy đủ về vị thế hiện tại của Việt Nam trong việc phát triển bền vững”, ông Bruno Jaspaert chia sẻ.
Rất nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng tiêu chuẩn báo cáo phi tài chính mới dựa trên tiêu chí ESG. Các nguyên tắc đó sẽ có ảnh hưởng lớn tới tương lai kinh doanh. Liệu điều này sẽ là cơ hội cho Việt Nam để kết hợp các nguyên tắc này ở bước sơ khai của hệ thống báo cáo phi tài chính. Vâng điều này có thể ảnh hưởng tới các nhà đầu tư mới nhưng sẽ giúp Việt Nam là đất nước tiên phong phát triển bền vững – đất nước tạo lập xu hướng. Và như chúng ta cùng biết đất nước tạo lập xu hướng sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn.
Phát triển bền vững đã trở thành cụm từ mĩ miều trong thời đại ngày nay tuy nhiên không nhiều người đề cập Phát triển bền vững yêu cầu rất nhiều nỗ lực, công sức và chi phí. DEEP C tin rằng thậm chí ít người biết đến hơn là Việt Nam đã triển khai theo sự hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hỗ trợ của UNIDO tạo lập xu hướng xanh vì phát triển bền vững với chương trình khu công nghiệp sinh thái.
Trong vòng 3 tháng vừa qua, chỉ riêng Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C tại Hải Phòng và Quảng Ninh đã đón tiếp các đại biểu từ Bờ Biển Ngà, Indonesia và Úc để nghiên cứu ảnh hưởng của hướng tiếp cận mới này. Đây cũng là minh chứng của lựa chọn chiến lược sẽ đem lại khác biệt lớn. Và cũng là minh chứng cho việc Việt Nam xây dựng mô hình để các quốc gia các học tập theo.
Nhân dịp này, Tổng giám đốc Khu công nghiệp DEEP C bày tỏ mong muốn, đề nghị Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam cân nhắc đưa ra chính sách khuyến khích khu công nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng thời gian thuê đất dài hạn hơn cho các khu công nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn đó. Đồng thời, kết hợp chính sách này với việc áp dụng thuế đặc biệt đối với các khu không thể hoặc không muốn tuân thủ và sử dụng nguồn thu này để xây dựng quỹ phát triển tương lai bền vững. Môi trường đầu tư toàn cầu ngày càng theo hướng tiếp cận bền vững và toàn diện. Các nhà đầu tư nhắm tới lợi ích ngắn hạn về ưu đãi thuế, chi phí lao động rẻ và quy định pháp luật môi trường chưa phát triển không dài hạn.
Theo ông Bruno, nhiều bước đi đúng đắn đã được thực hiện tuy nhiên chặng đường hướng tới trung hoà carbon còn dài. Việt Nam cần có chiến lược cho phép các khu công nghiệp và các nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài trở thành động lực thúc đẩy thay đổi nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Lấy ví dụ, hiện nay Việt Nam đang đối mặt với việc thiếu nguyên vật liệu san lấp. DEEP C là doanh nghiệp đến từ Vương quốc Bỉ (châu Âu) – đây là nơi các doanh nghiệp xây các tuyến đê lớn để bảo vệ cơ sở hạ tầng trong đê thay vì nâng cao cao độ nền.
“Chúng tôi xin kiến nghị cho phép thiết kế đường trở thành hệ thống thoát nước chống ngập lụt thay vì thiết kế đường có cao độ bằng cao độ các khu đất xây nhà xưởng. Không có lý do gì Việt Nam không làm được điều này. Thậm chí hơn nữa: các thiết kế như vậy có thể đưa vào kế hoạch hành động quốc gia chống biến đổi khí hậu bằng cách xây dựng hệ thống đê cao hơn san lấp mặt bằng ở mức thấp và vẫn đảm bảo hiệu quả chi phí.
Chúng tôi sẵn sàng tiên phong thử nghiệm phương án này và cũng cố gắng sử dụng vật liệu nạo vét hoặc vật liệu thải không độc hại làm vật liệu san lấp. Thực tế hiện nay là hệ thống pháp lý chưa rõ ràng, dẫn đến việc chúng tôi hoàn toàn dậm chân tại chỗ vì không biết phải triển khai như thế nào”, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C dẫn chứng.
“Cuối cùng, DEEP C đề nghị Thủ tướng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân nhắc các biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư đạt tiêu chuẩn phát triển bền vững mới và thống nhất tiêu chuẩn báo cáo phi tài chính. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ban, ngành đưa ra giải pháp mới. Và cũng cần nhấn mạnh rằng, với tôi, Việt Nam là một đất nước tuyệt vời với các cơ hội. Một đất nước mà tôi rất hạnh phúc gọi là đất nước của tôi”, ông Bruno Jaspaert khẳng định.