Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam những năm gần đây. Kể từ khi đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, Việt Nam đã trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do ổn định về chính trị, nguồn nhân lực dồi dào với giá lao động rẻ.

I. Tình hình FDI ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về thu hút nguồn vốn FDI trong khoảng 10 năm trở lại đây. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giai đoạn 2013-2022 đã có 23.706 dự án FDI được cấp phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 288,66 tỷ USD. Trong đó, số vốn thực hiện là 173,4 tỷ USD, chiếm 60,07% số vốn đăng ký.

Trong giai đoạn 2013-2022, quy mô bình quân 1 dự án đạt giá trị không cao và không ổn định qua các năm. Nếu như năm 2013, quy mô bình quân 1 dự án đạt 14,6 triệu USD nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 51,45% vốn đăng ký thì đến năm 2022 quy mô bình quân 1 dự án giảm xuống còn 13,61 triệu USD nhưng vốn thực hiện tăng lên đạt 80,81% vốn đăng ký. Như vậy, trong giai đoạn này; quy mô bình quân 1 dự án không tăng nhưng tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký có xu hướng tăng lên rất nhiều.

Anh chup man hinh 2023 11 03 091741
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về thu hút nguồn vốn FDI trong khoảng 10 năm trở lại đây. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giai đoạn 2013-2022 đã có 23.706 dự án FDI được cấp phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 288,66 tỷ USD. Trong đó, số vốn thực hiện là 173,4 tỷ USD, chiếm 60,07% số vốn đăng ký.

Năm 2022, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 27,72 tỷ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 10 năm (Bảng 1).

Về đối tác đầu tư: Tính đến năm 2022, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD…

Về lĩnh vực đầu tư: Tính đến cuối năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế, trong đó: Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2022; ngành Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký; còn lại là các ngành khác.

Về địa bàn đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2022. TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2021. Quảng Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn và tăng gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2021…

II. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường chia ra bốn nhóm nhà đầu tư như sau:

  • FDI tìm kiếm thị trường: Những nhà đầu tư này sẽ nhắm vào thị trường mới nổi, dân số đông, thu nhập cao chủ yếu tầng lớp Trung lưu vì tầng lớp này có xu hướng và nhu cầu mua sắm hơn cả thượng lưu và siêu giàu. Gồm các nhà đầu tư cung cấp dịch vụ, mua sắm.
  • FDI tìm kiếm hiệu quả: Những NĐT này tìm kiếm những nơi có chi phí thấp/năng suất cao (cạnh tranh). Đây thường là những nhà đầu tư sx để xuất khẩu, chủ yếu gia công lắp ráp bao gồm cả công nghệ cao (khâu cuối). Những NĐT này thưuòng tìm đến các nước đang phát triển. Níu chân NĐT này rất khó vì họ có xu hướng tìm kiếm địa điểm cạnh tranh về giá. Với các NĐT đầu tư này ta chú trọng đến doanh nghiệp hỗ trợ địa phương, càng tham gia cung cấp dịch vụ thì việc giữ chân sẽ tốt hơn.
  • FDI tìm kiếm tài nguyên: Những NĐT này tìm kiếm lợi thế của các nguồn lực sẵn có về tài nguyên thiên nhiên. Ở đâu có tài nguyên thiên nhiên tốt thì tự họ sẽ tìm đến mà không cần mời gọi gì nhiều.
  • FDI tìm kiếm tài sản chiến lược: NĐT này nhắm mục tiêu vào một công ty hoặc tài sản cụ thể nào đó, thường là nhóm sáp nhập hoặc mua lại.
iStock 000075360805 Large BusinessIllustration
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường chia ra bốn nhóm nhà đầu tư
Tuy nhiên, cuối cùng để quốc gia phát triển bền vững thì phải phát triển doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, dẫn dắt thị trường, cạnh tranh thế giới.
All in one