TPDN phát hành ra công chúng hiện chỉ chiếm 5-6% tổng lượng TPDN phát hành. Dự thảo Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi trình Thủ tướng theo hướng thúc đẩy phát hành TPDN ra công chúng, thu hẹp TPDN riêng lẻ. Cứu thị trường trái phiếu bằng con đường phát hành đại chúng?
Cứu thị trường trái phiếu bằng con đường phát hành đại chúng?
Cứu thị trường trái phiếu bằng con đường phát hành đại chúng?

Ròng rã 6 tháng mới duyệt xong một bộ hồ sơ

Những khiếm khuyết trên thị trường TPDN thời gian qua chủ yếu từ trái phiếu riêng lẻ. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi định hướng chính sách thời gian tới là đẩy mạnh kênh phát hành trái phiếu ra công chúng với điều kiện chặt chẽ hơn và phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép. Tuy nhiên, nếu không có các thay đổi đồng bộ, “ép” doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng đồng nghĩa với thị trường chưa thể thoát cảnh đìu hiu.

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi theo hướng thúc đẩy phát hành TPDN ra công chúng, giảm tối đa phát hành TPDN riêng lẻ là phù hợp so với xu hướng chung của thế giới và chuyên nghiệp hóa thị trường TPDN. Chỉ phát hành TPDN ra công chúng thì mới giải quyết được 2 vấn đề: thúc đẩy xếp hạng tín nhiệm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể giám sát được.

Mặc dù vậy, chuyên gia này thừa nhận, với thủ tục và thời gian phê duyệt hồ sơ phát hành TPDN ra công chúng như hiện nay, mục tiêu trên sẽ gặp khó khăn. Khảo sát về công suất xử lý hồ sơ phát hành TPDN ra công chúng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, có cả núi hồ sơ xếp hàng chờ phê duyệt mà nhân lực có hạn.

“Với doanh nghiệp phát hành, một bộ hồ sơ từ khi trình duyệt đến khi phát hành 1 tuần mới có ý nghĩa. Song với công suất, nhân lực hiện nay, thì thời gian xử lý một bộ hồ sơ phải 6 tháng – 1 năm mới xong. Ngoài nhân sự ít, hồ sơ nhiều, cán bộ phê duyệt hồ sơ còn có tâm lý lo ngại sai sót có thể ảnh hưởng tới họ, dẫn đến quá trình xử lý hồ sơ rất lâu”, TS. Nghĩa nói.

Với các doanh nghiệp, cơ hội đầu tư kinh doanh đến rất nhanh. Sở dĩ trái phiếu riêng lẻ được ưa chuộng bởi doanh nghiệp không cần xin cấp phép và có thể chủ động tìm đối tác. Tuy nhiên, với trái phiếu phát hành đại chúng, doanh nghiệp mòn mỏi đợi hàng tháng trời không biết có được chấp thuận hay không khiến họ nản lòng.

“Thay nước sông bằng nước giếng”?

Để giải quyết bất cập với phát hành trái phiếu ra công chúng, TS. Nghĩa cho rằng, cần có bước chuẩn bị, nâng công suất xếp hạng tín nhiệm và công suất xử lý hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên thật nhanh. Đồng thời, phải cải tiến về kỹ thuật với thủ tục, hồ sơ và liên kết với nước ngoài để chuẩn hóa quy trình xếp hạng.

quote openĐể khuyến khích phát hành trái phiếu ra công chúng, nên có quy định thời gian phê duyệt hồ sơ tối đa 2-3 tuần. Hiện nay, do không có quy định cụ thể, nên hồ sơ phát hành trái phiếu ra công chúng được “ngâm” rất lâu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.quote close

– TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thủ tục phát hành TPDN ra đại chúng hiện quá chặt chẽ. Vì vậy, để khuyến khích phát triển thị trường này, cơ quan quản lý chỉ nên đưa ra các chỉ tiêu cơ bản, còn lại tùy thị trường quyết định. Tuy vậy, có ý kiến rằng, TPDN riêng lẻ và đại chúng là 2 kênh khác nhau, giống như nước sông và nước giếng, cần phải phát triển song song cả hai thị trường này, chứ không phải chặn trái phiếu riêng lẻ để dồn lực phát hành trái phiếu đại chúng.

“Quá siết kênh TPDN riêng lẻ, lại muốn dùng biện pháp hành chính để chuyển riêng lẻ thành đại chúng là cách nhìn nhận sai bản chất của thị trường TPDN. Chỉ vì một vài rò rỉ từ nước sông (riêng lẻ) sang nước giếng (đại chúng), các nhà quản lý đã vội đóng sập dòng sông hoặc tìm cách biến sông thành giếng là cách tư duy phi khoa học, phi thực tế”, GS-TS. Trần Ngọc Thơ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia bình luận.

Từ nay đến năm 2024, chỉ tính riêng lượng TPDN đáo hạn, con số đã lên tới hơn 207.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp đã xoay xở tiền mặt, chuẩn bị bán dự án để trả nợ cho nhà đầu tư, song cũng có những doanh nghiệp đã cạn nguồn chi trả.

Để thị trường trái phiếu lấy lại được niềm tin của nhà đầu tư, nhanh chóng khởi động lại, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần cấp bách ban hành sớm Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi và các chế tài liên quan.

Chỉ khi có hành lang pháp lý, chế tài vững chắc, thông tin được minh bạch, niềm tin trở lại với nhà đầu tư và phải có hệ thống nhà đầu tư, nhà tư vấn, quản lý quỹ chuyên nghiệp… tham gia, thị trường mới có thể phát triển bền vững. Khi đó, thời hạn phát hành TPDN có thể kéo dài 10-20 năm như thông lệ quốc tế. Hiện kỳ hạn phát hành TPDN quá ngắn (1-3 năm) khiến doanh nghiệp vừa phát hành xong đã quay cuồng tìm cách phát hành thêm để đảo nợ.

Những năm qua, TPDN đã vươn lên trở thành một trong những kênh tiếp cận vốn trung, dài hạn quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Tuy vậy, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, vẫn có quan điểm coi trái phiếu như trò chơi đánh bạc của các nhà phát hành. Trong khi đó, đáng lẽ, TPDN phải được xem là “máu” của nền kinh tế, giống như tín dụng ngân hàng.

Các chuyên gia cho rằng, việc giao nhiệm vụ quản lý, giám sát thị trường trái phiếu cho một vụ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là quá sức. Thực tế, TPDN cần một định chế độc lập quản lý, đó là một cơ quan có chức năng tổ chức, thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm cho sự vận động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng.

Ròng rã 6 tháng mới duyệt xong một bộ hồ sơ

Những khiếm khuyết trên thị trường TPDN thời gian qua chủ yếu từ trái phiếu riêng lẻ. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi định hướng chính sách thời gian tới là đẩy mạnh kênh phát hành trái phiếu ra công chúng với điều kiện chặt chẽ hơn và phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép. Tuy nhiên, nếu không có các thay đổi đồng bộ, “ép” doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng đồng nghĩa với thị trường chưa thể thoát cảnh đìu hiu.

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi theo hướng thúc đẩy phát hành TPDN ra công chúng, giảm tối đa phát hành TPDN riêng lẻ là phù hợp so với xu hướng chung của thế giới và chuyên nghiệp hóa thị trường TPDN. Chỉ phát hành TPDN ra công chúng thì mới giải quyết được 2 vấn đề: thúc đẩy xếp hạng tín nhiệm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể giám sát được.

Mặc dù vậy, chuyên gia này thừa nhận, với thủ tục và thời gian phê duyệt hồ sơ phát hành TPDN ra công chúng như hiện nay, mục tiêu trên sẽ gặp khó khăn. Khảo sát về công suất xử lý hồ sơ phát hành TPDN ra công chúng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, có cả núi hồ sơ xếp hàng chờ phê duyệt mà nhân lực có hạn.

“Với doanh nghiệp phát hành, một bộ hồ sơ từ khi trình duyệt đến khi phát hành 1 tuần mới có ý nghĩa. Song với công suất, nhân lực hiện nay, thì thời gian xử lý một bộ hồ sơ phải 6 tháng – 1 năm mới xong. Ngoài nhân sự ít, hồ sơ nhiều, cán bộ phê duyệt hồ sơ còn có tâm lý lo ngại sai sót có thể ảnh hưởng tới họ, dẫn đến quá trình xử lý hồ sơ rất lâu”, TS. Nghĩa nói.

Với các doanh nghiệp, cơ hội đầu tư kinh doanh đến rất nhanh. Sở dĩ trái phiếu riêng lẻ được ưa chuộng bởi doanh nghiệp không cần xin cấp phép và có thể chủ động tìm đối tác. Tuy nhiên, với trái phiếu phát hành đại chúng, doanh nghiệp mòn mỏi đợi hàng tháng trời không biết có được chấp thuận hay không khiến họ nản lòng.

“Thay nước sông bằng nước giếng”?

Để giải quyết bất cập với phát hành trái phiếu ra công chúng, TS. Nghĩa cho rằng, cần có bước chuẩn bị, nâng công suất xếp hạng tín nhiệm và công suất xử lý hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên thật nhanh. Đồng thời, phải cải tiến về kỹ thuật với thủ tục, hồ sơ và liên kết với nước ngoài để chuẩn hóa quy trình xếp hạng.

quote openĐể khuyến khích phát hành trái phiếu ra công chúng, nên có quy định thời gian phê duyệt hồ sơ tối đa 2-3 tuần. Hiện nay, do không có quy định cụ thể, nên hồ sơ phát hành trái phiếu ra công chúng được “ngâm” rất lâu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.quote close

– TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thủ tục phát hành TPDN ra đại chúng hiện quá chặt chẽ. Vì vậy, để khuyến khích phát triển thị trường này, cơ quan quản lý chỉ nên đưa ra các chỉ tiêu cơ bản, còn lại tùy thị trường quyết định. Tuy vậy, có ý kiến rằng, TPDN riêng lẻ và đại chúng là 2 kênh khác nhau, giống như nước sông và nước giếng, cần phải phát triển song song cả hai thị trường này, chứ không phải chặn trái phiếu riêng lẻ để dồn lực phát hành trái phiếu đại chúng.

“Quá siết kênh TPDN riêng lẻ, lại muốn dùng biện pháp hành chính để chuyển riêng lẻ thành đại chúng là cách nhìn nhận sai bản chất của thị trường TPDN. Chỉ vì một vài rò rỉ từ nước sông (riêng lẻ) sang nước giếng (đại chúng), các nhà quản lý đã vội đóng sập dòng sông hoặc tìm cách biến sông thành giếng là cách tư duy phi khoa học, phi thực tế”, GS-TS. Trần Ngọc Thơ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia bình luận.

Từ nay đến năm 2024, chỉ tính riêng lượng TPDN đáo hạn, con số đã lên tới hơn 207.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp đã xoay xở tiền mặt, chuẩn bị bán dự án để trả nợ cho nhà đầu tư, song cũng có những doanh nghiệp đã cạn nguồn chi trả.

Để thị trường trái phiếu lấy lại được niềm tin của nhà đầu tư, nhanh chóng khởi động lại, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần cấp bách ban hành sớm Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi và các chế tài liên quan.

Chỉ khi có hành lang pháp lý, chế tài vững chắc, thông tin được minh bạch, niềm tin trở lại với nhà đầu tư và phải có hệ thống nhà đầu tư, nhà tư vấn, quản lý quỹ chuyên nghiệp… tham gia, thị trường mới có thể phát triển bền vững. Khi đó, thời hạn phát hành TPDN có thể kéo dài 10-20 năm như thông lệ quốc tế. Hiện kỳ hạn phát hành TPDN quá ngắn (1-3 năm) khiến doanh nghiệp vừa phát hành xong đã quay cuồng tìm cách phát hành thêm để đảo nợ.

Những năm qua, TPDN đã vươn lên trở thành một trong những kênh tiếp cận vốn trung, dài hạn quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Tuy vậy, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, vẫn có quan điểm coi trái phiếu như trò chơi đánh bạc của các nhà phát hành. Trong khi đó, đáng lẽ, TPDN phải được xem là “máu” của nền kinh tế, giống như tín dụng ngân hàng.

Các chuyên gia cho rằng, việc giao nhiệm vụ quản lý, giám sát thị trường trái phiếu cho một vụ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là quá sức. Thực tế, TPDN cần một định chế độc lập quản lý, đó là một cơ quan có chức năng tổ chức, thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm cho sự vận động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng.

(Nguồn: baodautu.vn)

>> Bất động sản nghỉ dưỡng ngược dòng lên top đầu danh mục đầu tư

All in one