Gần 16.000 tỷ đồng đã đầu tư vào các khu công nghiệp; tỉnh Bình Thuận tiếp tục triển khai các hành động cụ thể, quyết liệt để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Sáng 23/6, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận đã tổ chức Hội thảo giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN trên địa bàn Tỉnh.
Hội thảo được tổ chức nhằm phân tích tiềm năng, cơ hội, kết nối đầu tư vào các KCN, cũng như kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu đầu tư vào Bình Thuận.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phùng Hữu Cư – Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận cho biết, từ năm 1999, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Thuận đã được thành lập và chỉ có 1 khu công nghiệp.
Nhưng đến nay, Bình Thuận đã có 9 KCN được Chính phủ phê duyệt với diện tích 3.048 ha. Trong đó có 6 KCN đã được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh; 3 khu công nghiệp còn lại với quy mô 1.910 ha đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Hiện, các KCN tỉnh Bình Thuận đã thu hút được 86 dự án đầu tư thứ cấp còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng và hơn 700 triệu USD diện tích đất công nghiệp cho thuê là 270,9 ha, tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã đầu tư xây dựng 37%. Trong đó có 66 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh…
Các KCN đã có đóng góp lớn cho tăng trưởng của Bình Thuận. Tuy nhiên, ông Phùng Hữu Cư cho biết, tỷ lệ lấp đầy của các KCN còn thấp, các dự án thứ cấp đầu tư vào các KCN trên địa bản tỉnh đa số có quy mô nhỏ, việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao còn ít, suất đầu tư thấp khoảng 42 tỷ đồng/ha…
Các khó khăn của việc thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bình Thuận phần lớn là do hạ tầng chưa đồng bộ. Tuy nhiên, đến nay các điểm nghẽn về hạ tầng cơ bản được khơi thông.
Bình Thuận đã có cảng nước sâu Vĩnh Tân, đang chuẩn bị đầu tư cảng Tổng hợp và kho cảng khí LNG Sơn Mỹ, đang đầu tư sân bay Phan Thiết, bên cạnh đó có đường ven biển chạy xuyên qua tỉnh. Đặc biệt là 2 tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Phan Thiết – Vĩnh Hảo có tổng chiều dài 199,8 km đã chính thức được thông xe… Những dự án trên đã mở ra triển vọng mới để phát triển kinh tế – xã hội của Bình Thuận, trong đó có phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp, một trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 6 KCN hiện có, đầu tư trên 70% khối lượng hạ tầng KCN Tân Đức, KCN Sơn Mỹ 1, KCN – Dịch vụ – Đô thị Hàm Tân – La Gi (giai đoạn 1). Qua đó thu hút đầu tư lấp đầy 100% diện tích đất cho thuê ở KCN Phan Thiết 2; 78% diện tích đất cho thuê ở các KCN Hàm Kiệm 1, KCN Hàm Kiệm 2; đạt trên 30% diện tích đất cho thuê ở các KCN Tân Đức, KCN Tuy Phong, KCN Sông Bình, KCN Sơn Mỹ 1, KCN Sơn Mỹ 2.
Đến năm 2030 đầu tư hoàn chỉnh đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp hiện có; thành lập một số KCN công nghệ cao. Trên cơ sở đó Bình Thuận sẽ có phương án sắp xếp lại ngành nghề một số KCN theo hướng chuyên ngành, định hướng sản phẩm công nghệ cao, ngành nghề không ô nhiễm có chọn lọc, nhằm tạo điều kiện và môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước…
“Với quan điểm nhất quán, luôn trân trọng vị thế, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Với phương châm lấy niềm tin, sự hài lòng của doanh nghiệp là mục tiêu cốt lõi, Bình Thuận đã và đang triển khai nhiều hành động cụ thể, quyết liệt cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, cam kết luôn đồng hành để các dự án đầu tư vào các KChttp://baodautu.vn/doanh-nghiep-d3/N sớm “đơm hoa, kết trái”, ông Cư khẳng định.
Nguồn: baodautu.vn