NHÀ MÁY VÀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH DÂN CƯ KHU VỰC PHÍA BẮC THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA – A - Mã: 11309
Thanh Hóa
Mô tả dự án
Nhà máy và hệ thống cung cấp nước sạch dân cư khu vực phía Bắc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Ảnh minh họa)
I. Thông tin chi tiết dự án nhà máy và hệ thống cung cấp nước sạch dân cư khu vực phía Bắc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
VNFDI xin đưa ra thông tin về dự án đầu tư xây dựng:
Tên: Nhà máy và hệ thống cung cấp nước sạch dân cư khu vực phía Bắc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Lĩnh vực đầu tư: Cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải
Địa điểm: Thị xã Nghi Sơn
Tổng vốn đầu tư: 800 tỷ đồng
Quy mô đầu tư dự kiến: Công suất khoảng 30.000 m3/ngày đêm
Mục tiêu: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hoá; bảo đảm ổn định về chất lượng và trữ lượng thay thế cho nguồn nước thô đang sử dụng bị ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân khu vực phía Bắc thị xã Nghi Sơn
II. Khái quát tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
1. Vị trí địa lí
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung BộViệt Nam. Đồng thời là một tỉnh lớn của Việt Nam, diện tích đứng thứ 5 cả nước với tổng diện tích là 11.116 km²
Điểm cực nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn
2. Kinh tế
Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng thời cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%, tăng 2,5%
Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) ước tính năm 2021 tăng 8,85% so với năm 2020; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,58%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 15,66% (riêng công nghiệp tăng 17,65%); các ngành dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,32%. Trong đó cơ cấu kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 16,07%, giảm 1,16%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 46,64%, tăng 4,29%; các ngành dịch vụ chiếm 30,82%, giảm 2,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,47%, giảm 0,42% so với năm 2020
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 toàn ngành tăng 16,99% so với năm 2020; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 9,20%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,55%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 8,30%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 19,76% so cùng kỳ
GRDP bình quân đầu người năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 58,1 triệu đồng, tương đương với 2.471 đô la Mỹ
3. Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
4. Giao thông
Một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không
Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT.
Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.
Vận tải công cộng, đến năm 2021, Thanh Hóa đã phát triển mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.
5. Giáo dục
Thanh Hóa nổi tiếng hiếu học từ xưa, quê hương của nhiều nho sĩ. Trong thời kỳ phong kiến Thanh Hóa có 2 trạng nguyên, hàng trăm tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa (xếp thứ 7 toàn quốc sau Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên)
Nền giáo dục hiện tại của Thanh Hóa cũng luôn được xem là cái nôi nhân tài của Việt Nam. Năm 2008, trong kì thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học, Thanh Hóa có nhiều thủ khoa nhất nước.
Việc thành lập thị xã Nghi Sơn cùng với sự phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn mở ra bước ngoặt lịch sử của vùng đất này trở thành một đô thị động lực, đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp nặng, khai thác cảng biển, dịch vụ, du lịch đồng bộ và hiện đại, hướng tới xây dựng đô thị thông minh – xanh – bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
“Thành phố công nghiệp xanh trong tương lai” trong tương lai và hướng tới đô thị thông minh trực thuộc tỉnh Thanh Hóa
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền trong phát triển kinh tế – xã hội đầu tư hạ tầng đô thị
Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và người dân; làm tốt công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành với MTTQ và toàn thể nhân dân nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ
Tranh thủ các nguồn lực của Trung ương, của tỉnh, của các nhà đầu tư và của nhân nhân để đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch, phù hợp với sự phát triển của tỉnh và địa phương
Ưu tiên trong đầu tư cơ sở hạ tâng đô thị của các phường, khu vực nội thị
Kinh tế
Năm 2021
Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 18,87%
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.613 triệu USD, gấp 2,05 lần so với cùng kỳ
Thu ngân sách ước đạt 1.963,3 tỷ đồng, tăng 76,4% dự toán tỉnh giao, tăng 9,7% dự toán HĐND thị xã, bằng 95% so với cùng kỳ
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 32.320 tỷ đồng, bằng 80,8% so với kế hoạch, tăng 7,7% so với cùng kỳ
Thành lập mới 180 doanh nghiệp, tăng 20% kế hoạch tỉnh giao, đạt 100% kế hoạch HĐND thị xã giao…
Nhiều dự án lớn
Dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng do Hiền Đức Group đã được khởi công với tổng mức đầu tư là 2.000 tỷ đồng
Dự án Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn số 2 do Công ty CP Tập đoàn VAS Nghi Sơn (tiền thân là Công ty CP Gang thép Nghi Sơn) làm chủ đầu tư đã khởi công xây dựng với công suất 3 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng.
Sau hơn 4 năm triển khai xây dựng, tháng 2–2022, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 đã phối hợp với chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (Kepco) và Tập đoàn Marubeni, Công ty Tohoku (Nhật Bản) tổ chức lễ khánh thành vận hành thương mại Tổ máy số 1 – Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2. Dự kiến, toàn bộ nhà máy sẽ vận hành thương mại vào tháng 7-2022, kỳ vọng cung cấp điện cho sản xuất, kinh doanh và hơn 6 triệu hộ gia đình. Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại KKTNS, sau dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Hơn cả giá trị kinh tế, dự án có ý nghĩa quan trọng, thể hiện mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Hàn Quốc…