Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt 1.288.866 người, mật độ dân số đạt 205 người/km2 Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 251.968 người, chiếm 19,5% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.036.898 người, chiếm 80,5%. Dân số nam đạt 640.709 người, trong khi đó nữ đạt 648.157 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0.49 ‰.Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2021 là hơn 38%.
3. Kinh tế
Kinh tế Hà Tĩnh chủ yếu nông, lâm, ngư nghiệp và thủ công nghiệp. Phần lớn diện tích đất canh tác là trồng lúa, còn lại chủ yếu là cây công nghiệp thương phẩm và hoa màu. Ngành trồng cây ăn quả đang được đầu tư, ngoài ra còn có trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng thấp. Diện tích rừng (đặc biệt là rừng tự nhiên) có diện tích lớn đang là động lực phát triển mạnh ngành lâm nghiệp. Các sản phẩm lâm nghiệp có giá trị là các loại gỗ, lâm sản quý, dược liệu,… Ngành nuôi trồng thủy, hải sản đang được đầu tư phát triển nâng cao giá trị. Tỉnh còn có các cảng nước sâu và cửa biển giúp phát triển mạnh ngư nghiệp.
Nền công nghiệp chiếm tỉ trọng không lớn nhưng đang phát triển mạnh. Công nghiệp tập trung ở các ngành chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, điện lực, cơ khí. Các ngành công nghiệp chế biến thường phân bố rải rác, quy mô không lớn. Các con sông ở Hà Tĩnh hiện đang phát triển và vận hành các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa.
Ngành dịch vụ chưa phát triển mạnh. Ngành này của tỉnh tập trung chủ yếu vào phát triển du lịch nhờ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc biệt là du lịch biển.
Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng được xem là khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn), nhiệt điện (7000 MW) và dịch vụ cảng nước sâu với 59 cầu cảng cho tàu từ 5 vạn đến 30 vạn tấn cập bến.
4. Giao thông
Hà Tĩnh là tuyến giao thông huyết mạch, có đường Quốc lộ 1 đi qua với chiều dài 127,3 km (xếp thứ 3 trong các tỉnh có Quốc lộ 1 đi qua), 87 km đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam với chiều dài 70 km. Ngoài ra, tỉnh còn có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12C dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển với nhiều cảng và cửa sông lớn.
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2022
III. Phân tích thị trường và dự báo mảng chế biến thức ăn chăn nuôi
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình chung. Đặc biệt, đáng lo ngại nhất là tình trạng nợ xấu và lượng hàng hóa đóng băng ngày càng lớn. Tuy nhiên, theo Viện trưởng Kinh tế Việt Nam, tình hình kinh tế nước ta trong thời gian tới sẽ được cải thiện nhờ những chính sách kịp thời của Chính phủ. Tuy nhiên xét trong tổng thể, nền kinh tế chưa thể thoát khỏi những hệ lụy từ tình trạng lãng phí đầu tư công, đầu tư dàn trải… Tình hình có thể dịu đi nhưng về lâu dài sẽ tiếp diễn những bất ổn thường trực, đòi hỏi chính phủ phải có những bước đi cẩn trọng.
Ở Châu Á, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản của nước ta được xếp hàng thứ 2 sau Trung Quốc. Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của nước ta đều có sự gia tăng về số lượng, chất lượng cũng như tổng sản lượng thịt. Rất nhiều trại chăn nuôi kiểu công nghiệp đã hình thành, nhiều tiến bộ kỹ thuật về thức ăn, giống, chuồng trại và công tác quản lý đã được áp dụng thành công. Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật chăn nuôi ở nước ta nhìn chung chưa cao, sự hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng cho con vật nuôi chưa có hệ thống nên chưa khai thác hết tiềm năng cho thịt cũng như sinh sản của gia súc, gia cầm, dẫn đến chi phí nhiều thức ăn cho 1kg tăng trọng, giá thành trong chăn nuôi cao, không cân đối giữa đầu vào và đầu ra. Từ đó, nhiều cơ sở chăn nuôi đã thua lỗ, vì phải chi phí thức ăn vượt quá 70% tổng các chi phí trong chăn nuôi.
Để góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành chăn nuôi, cũng như tận dụng tốt nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào hiện có của tỉnh như bắp, mì lát, đậu phộng, các chế phẩm từ cây khoai mì… Công ty TNHH Hoàng Liên Sơn quyết định đầu tư nhà máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản có quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi trong nước và xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang các nước lân cận như Campuchia, Lào…
IV.Thị trường thức ăn chăn nuôi
* Mặt hàng sản xuất:
Thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản bao gồm 02 loại sản phẩm: Thức ăn đậm đặc cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản và Thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
* Thị trường đầu vào:
Chi phí nguyên liệu trực tiếp bao gồm các thành phần nguyên liệu cơ bản như khô đậu tương, ngô, sắn, bột cá, bột thịt xương, bột lông vũ, bột máu, bột nặng, mỡ cá, lyzine, Methionine, muối đồng…Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, đến nay công ty đã thiết lập được mạng lưới cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định, truyền thống. Hầu hết các nhà cung cấp đầu vào là các công ty đã có nhiều năm hợp tác, phương thức mua hàng và thanh toán thuận tiện. Ngoài ra, một số nguyên liệu sẽ được nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…Việc lựa chọn phương thức mua hàng trong nước hay nhập khẩu căn cứ vào giá bán của nguyên liệu và nhu cầu nguyên liệu cần cho sản xuất kinh doanh. Trong đó, nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất theo lịch giao hàng có ý nghĩa quyết định. Trong trường hợp có nhiều đơn hàng cần phải giao cho khách hàng gấp, công ty sẽ chủ động mua trong nước để đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó việc nhập khẩu nguyên liệu cũng được thực hiện đều đặn theo kế hoạch của Công ty. Tất cả các đơn vị cung cấp nguyên liệu trong nước cũng như các đơn vị xuất khẩu đều là những khách hàng có uy tín, nhiều năm hợp tác với Công ty.
* Thị trường đầu ra:
Tập trung phát triển thị trường tỉnh Hà Tĩnh, Hòa Binh, Vĩnh Phúc, Sơn La, Hưng Yên, Thái Bình… Bên cạnh đó, Công ty đẩy mạnh chính sách bán hàng đến các cơ sở chăn nuôi trên toàn quốc và mở rộng dần thị trường, đảm bảo sản lượng khi hoạt động ổn định đạt khoảng 2.000 tấn/tháng.
Tăng cường mở rộng quy mô “thống lĩnh”
Đáng lưu ý, các DN nước ngoài liên tục có kế hoạch phát triển, xây dựng thêm nhà máy và mở rộng quy mô sang các lĩnh vực tiệm cận. Đại diện Công ty Uni-President Việt Nam cho biết, hiện thức ăn dành cho tôm của công ty chiếm 30% – 35% thị phần, thức ăn dành cho cá da trơn chiếm gần 10% thị trường Việt Nam. Ngoài 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với sản lượng 300.000 tấn/năm đang có, họ còn đang đầu tư 20 triệu USD để xây dựng thêm một nhà máy nữa ở Quảng Nam, công suất 100.000 tấn/năm. Ở thị trường con giống, Uni-President Việt Nam đang có một nhà máy sản xuất từ 1 – 2 tỷ con tôm giống/năm và đang xây dựng thêm một nhà máy tương tự tại Quảng Trị.
Công ty Green Feed cũng đã tăng vốn đầu tư lên 80 triệu USD (lúc đầu chỉ có 25 triệu USD), với kế hoạch ngoài 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi hiện nay, họ sẽ đầu tư mạnh vào sản xuất con giống chăn nuôi chất lượng cao để cung cấp cho thị trường Việt Nam trong năm nay.
Dự án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi để góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành chăn nuôi, cũng như tận dụng tốt nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào hiện có.
V. chính sách ưu đãi, đầu tư
1. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, từng bước hiện đại
Tập trung thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các công trình giao thông huyết mạch có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh; đồng thời kết nối với hệ thống giao thông của quốc gia (Đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh, đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê Vũng Áng, Đường sắt Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ…);
Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các công trình hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh như: Các cầu cảng thuộc Cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dương; cảng Xuân Hải, cảng Cửa Sót; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hạ tầng chợ, trung tâm thương mại; các khu công nghiệp, CCN trên địa bàn tỉnh,…;
Triển khai đầu tư các công trình thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải tại các huyện, thành phố, thị xã, các công trình cấp thoát nước phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp, CCN.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng
Thực hiện công khai, minh bạch thông tin về giá đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để các nhà đầu tư quan tâm có cơ sở tiếp cận, nghiên cứu tham gia thị trường; tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, doanh nghiệp trong công tác bồi thường GPMB, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,… Rà soát, bổ sung, cập nhật bảng giá đất trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương;
Thực hiện rà soát các quy hoạch ngành, lĩnh vực để đảm bảo tính thống nhất làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030;
Tập trung, chú trọng đến công tác GPMB, đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch, đúng tiến độ cho các nhà đầu tư, tạo niềm tin vững chắc đối với các nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn;
Nghiên cứu ban hành quy định về cơ chế tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; ban hành quy định về các khu vực, lĩnh vực cần phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, khu vực không phải đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa bàn không được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Đồngthời, đề xuất phương án, cơ chế để thực hiện các thủ tục bồi thường, GPMB, nhận chuyển nhượng đối với các dự án không thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi đất để đảm bảo các điều kiện đấu giá theo quy định;
Rà soát, bổ sung, cập nhật Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng, địa phương trong đó cần tập trung chỉ đạo rà soát, giảm giá thuê đất tại các khu, CCN trên cơ sở giảm khung giá thuê đất của nhà nước đối với quy hoạch đất công nghiệp để thu hút đầu tư, giảm chi phí ban đầu cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất;
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh;
Kiểm tra, rà soát, tổng hợp toàn bộ các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng đang còn vướng mắc về các thủ tục hồ sơ liên quan đến công tác bồi thường, GPMB, giao đất, cho thuê đất để kịp thời giải quyết, tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, nhất là xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc giữ ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang hoạt động duy trì và mở rộng đầu tư
Tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhằm nắm bắt các khó khăn, vướng mắc để tham mưu cơ quan có thẩm quyền xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án; đồng thời phát hiện các sai phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định; đối với các dự án vi phạm nhiều lần mà không có giải pháp khắc phục, không có khả năng tiếp tục thực hiện thì sẽ kiên quyết thu hồi theo quy định pháp luật để tạo quỹ đất kêu gọi XTĐT, xây dựng môi trường đầu tư cạnh tranh, bình đẳng;
Tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, TTHC để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đồng ý chủ trương; các dự án lớn có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh;
Đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa đầu tư, nhất là trong các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông; hạ tầng khu công nghiệp, CCN; y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao, môi trường; cấp nước… gắn với việc ban hành công bố danh mục xã hội hóa đầu tư trên địa bàn tỉnh;
Tăng cường quản lý, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, CCN theo hình thức xã hội hóa; các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp sau thép, khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, tạo những sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường khu vực;
4. Huy động đa dạng các nguồn lực cho công tác xúc tiến đầu tư
Sử dụng có hiệu quả kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh phục vụ công tác XTĐT;
Lồng ghép các hoạt động XTĐT của tỉnh vào các chương trình XTĐT của các bộ, ban, ngành Trung ương. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ các tổ chức XTĐT, thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đóng tại Việt Nam như: KCCI, KOTRA, JETRO, EUROCHAM,…;
Khuyến khích, huy động nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp và các tổ chức tham gia vào các hoạt động XTĐT;
Kết hợp nguồn vốn ngân sách với đóng góp của doanh nghiệp để tổ chức XTĐT ở nước ngoài.