KHU DU LỊCH SON – BÁ – MƯỜI, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA – A - Mã: 11019
Thanh Hóa
Mô tả dự án
Khu du lịch Son – Bá – Mười, huyện Bá Thước (Ảnh minh họa)
I. Thông tin chi tiết dự án khu du lịch Son – Bá – Mười, huyện Bá Thước
VNFDI xin đưa ra thông tin về dự án đầu tư xây dựng:
Tên: Khu du lịch Son – Bá – Mười, huyện Bá Thước
Lĩnh vực đầu tư: Du lịch, dịch vụ
Địa điểm: Huyện Bá Thước
Diện tích đất dự kiến sử dụng: 350 ha
Tổng mức đầu tư dự kiến: 50 triệu USD
Quy mô đầu tư: 350 ha
II. Khái quát tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
1. Vị trí địa lí
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung BộViệt Nam. Đồng thời là một tỉnh lớn của Việt Nam, diện tích đứng thứ 5 cả nước với tổng diện tích là 11.116 km²
Điểm cực nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn
2. Kinh tế
Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng thời cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%, tăng 2,5%
Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) ước tính năm 2021 tăng 8,85% so với năm 2020; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,58%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 15,66% (riêng công nghiệp tăng 17,65%); các ngành dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,32%. Trong đó cơ cấu kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 16,07%, giảm 1,16%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 46,64%, tăng 4,29%; các ngành dịch vụ chiếm 30,82%, giảm 2,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,47%, giảm 0,42% so với năm 2020
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 toàn ngành tăng 16,99% so với năm 2020; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 9,20%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,55%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 8,30%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 19,76% so cùng kỳ
GRDP bình quân đầu người năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 58,1 triệu đồng, tương đương với 2.471 đô la Mỹ
3. Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
4. Giao thông
Một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không
Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT.
Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.
Vận tải công cộng, đến năm 2021, Thanh Hóa đã phát triển mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.
5. Giáo dục
Thanh Hóa nổi tiếng hiếu học từ xưa, quê hương của nhiều nho sĩ. Trong thời kỳ phong kiến Thanh Hóa có 2 trạng nguyên, hàng trăm tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa (xếp thứ 7 toàn quốc sau Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên)
Nền giáo dục hiện tại của Thanh Hóa cũng luôn được xem là cái nôi nhân tài của Việt Nam. Năm 2008, trong kì thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học, Thanh Hóa có nhiều thủ khoa nhất nước.
Tiềm năng du lịch – xem phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi chủ đạo trong phát triển du lịch của địa phương đang mở ra những thời cơ mới để du lịch thực sự trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện
Địa phương có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành, khí hậu quanh năm mát mẻ và văn hóa truyền thống giàu bản sắc dân tộc
Có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên chưa được khai thác, đi kèm với các thắng cảnh này là một hệ thống hang động rất đẹp và nhiều các sản vật quý của rừng
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (cụm Quốc Thành)
Thác Mơ ở xã Điền Quang, đập Điền Hạ, thác Hiêu (Hươu)
Bản Đôn (vùng đệm của Phù Luông, có đủ đtiều kiện tự nhiên và văn hóa truyền thống để phát triển du lịch cộng đồng)
…
IV. Son Bá Mười – Sa Pa trong lòng xứ Thanh
Son Bá Mười hay còn gọi là Cao Sơn, sở hữu vẻ đẹp được ví như Sa Pa của Tây Bắc hay Đà Lạt của vùng đất đỏTây Nguyên
Vị trí
Cách thành phố Thanh Hóa 130 km về phía Tây
3 bản Son – Bá – Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa
Độ cao 1180 m so với mực nước biển
Dân tộc sinh sống
Dân tộc Thái là chủ yếu
Tiềm năng phát triển du lịch
Hệ sinh thái núi đá vôi thấp duy nhất tại miền Bắc Việt Nam với những cánh rừng nguyên sinh hàng ngàn năm tuổi
Được bao bọc bởi các dãy núi non trùng điệp, hiểm trở như Pòng Mứu, Pòng Pa Kha, Pòng Pa Có, Phà Hé… chạy song song với dãy Pù Luông thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên Pù Luông hoang sơ và tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông của Hòa Bình
Khí hậu ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 18-22 độ C, đôi khi mùa đông có tuyết rơi, tối mùa hè nhiệt độ cũng xuống rất thấp
Những khu rừng xanh tươi bạt ngàn và cả những nếp nhà sàn đơn sơ của đồng bào Thái ẩn mình giữa núi rừng
Trải nghiệm cảm giác đi “săn” những đám mây trắng, đắm mình trong bầu không khí trong lành và hòa mình cùng thiên nhiên trong xanh, tươi đẹp