Dân số 781.655 người (điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019); có 7 dân tộc chính, trong đó dân tộc Nùng 42,97%, Tày 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H’Mông, khác: 4,61%. Dân số sống ở đô thị 20,40%; dân số sống ở nông thôn 79,60%.
Hệ thống đường giao thông của tỉnh Lạng Sơn khá hoàn chỉnh, bao gồm cả đường sắt và đường bộ trong đó phải kể đến các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua tỉnh như:
Quốc lộ 1A: Hữu Nghị (Lạng Sơn) – Hà Nội (150km)
Quốc lộ 4A: Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Cao Bằng (118km)
Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.
Nhiệt độ trung bình năm: 17-23 °C
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200–1600 mm. Lạng Sơn là khu vực có tổng lượng trung bình năm thấp nhất khu vực bắc bộ. Khu vực thành phố Lạng Sơn trở sang đến khu vực Đình Lập lượng mưa trung bình ở các trạm quan trắc thường dưới 1400mm.
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%
Lượng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời
Số giờ nắng trung bình khoảng 1500 – 1700 giờ (tăng dần từ tây sang đông).
Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu và địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8–2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.
6. Du lịch
Lạng Sơn là tỉnh biên giới có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích lịch sử cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có di tích văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Nhiều danh thắng đã đi vào thơ ca rất tự nhiên trong lòng người dân Việt Nam:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Hay câu thơ:
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra ta.
Một số địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, danh thắng ở Lạng Sơn:
Cụm danh thắng chùa và động Tam Thanh (thành phố Lạng Sơn). Chùa xây dựng từ thời Hậu Lê, lòng động có chiều dài 50m. Chùa động Tam Thanh là một trong Trấn Doanh Bát Cảnh của xứ Lạng.
Đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng) thờ Bà chúa thượng ngàn (nữ thần núi) và các cô, các cậu trong tục thờ Mẫu cộng đồng. Đây cũng là điểm thu hút du khách tới lễ Mẫu và vãn cảnh.
Núi Vọng Phu, thành cổ nhà Mạc, chùa Nhất Thanh, Chùa Tam Giáo và động Nhị Thanh đều là những thắng cảnh đẹp ở thành phố Lạng Sơn (gần cụm danh thắng chùa động Tam Thanh).
Hội chợ Kỳ Lừa (thành phố Lạng Sơn) là điểm dừng chân của nhiều du khách khi đến với xứ Lạng.
Chùa, động và giếng Tiên (thành phố Lạng Sơn) gắn liền với sự tích li kỳ “Tiên ông giáng trần” sau được suy tôn là Thần nông.
Đền Kỳ Cùng và chùa Diên Khánh (thành phố Lạng Sơn) nằm gần đối diện nhau bên bờ sông Kỳ Cùng, con sông chảy ngược về Trung Quốc.
Di tích Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn). Đây là nơi phát hiện ra nhiều tư liệu khảo cổ xác định Nền văn hóa Bắc Sơn thuộc thời đồ đá sơ kỳ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra nhiều công cụ đá và nhiều di chỉ về sự cư trú của người Việt cổ trong các hang động núi đá vôi ở Bắc Sơn.
Ải Chi Lăng (huyện Chi Lăng). Ít ai biết rằng trên tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn đoạn đi qua ải Chi Lăng lại là nơi đã rất nhiều lần làm mồ chôn quân giặc. Địa điểm này có ý nghĩa về lịch sử dân tộc.
Núi Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) nằm ở độ cao 1541m đây là địa điểm lý tưởng cho các chuyến du lịch, phượt hay dã ngoại với khí hậu ôn hòa mát mẻ về mùa hè. Mùa đông ở đây đôi khi có tuyết rơi.
Đồng Đăng, một thị trấn và cũng là một địa chỉ mà du khách thường dừng chân khi đến với mảnh đất Lạng Sơn.
Chợ và cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng) là nơi tham quan, ngắm cảnh và mua sắm nơi biên cương của Tổ quốc.
7. Tiềm năng lợi thế
Khu kinh tế cửa khẩu với diễn tích 394km2 gồm nhiều phân khu chức năng.
Nhiều danh lam, thắng cảnh hấp dẫn, tiêu biểu như: Quần thể du lịch Núi Mẫu Sơn, hệ thống hang động Nhất, Nhi, Tam Thanh, Đền Mẫu, Đền Bắc Lệ… và nhiều di tích lịch sử cách mạng khác.
Lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp: có trên 80% diện tích là đồi núi, đất đai Lạng Sơn khá màu mỡ, cùng với khí hậu tương đối thuận lợi phát triển một nên nông lâm nghiệp toàn diện.
Lợi thế phát triển công nghiệp: Nguồn tài nguyên đã với rất dõi dào là nguồn nguyên liệu quý báu cho công nghiệp sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát, cho ngành chế tác đá mỹ nghệ, phục vụ cho xây dựng đường giao thông cầu đường và các công trình khác.
III. THUẬN LỢI
Huyện đưa vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030
IV. ĐÁNH GIÁ
Đây được xem là một trong số ít dự án bất động sản ở tỉnh Lạng Sơn được mong chờ, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điểm nhấn nổi bật, góp phần thay đổi diện mạo cho thành phố xứ Lạng trong thời gian tới.
V. MỤC ĐÍCH
Nhằm cải thiện tốt đời sống sinh hoạt, cải thiện tiện ích giao thông, thu hút đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nền kinh tế, mang đến mức sống hiện đại và đầy đủ tiện nghi hơn cho xã hội. Từ đó thức đẩy tốc độ nền kinh tế nước nhà đi lên nhanh chóng và vững chắc.
Dự án được kỳ vọng sau khi được hoàn thành với những tiện ích hiện đại, đồng bộ và thời thượng hứa hẹn sẽ mang đến một môi trường sống lý tưởng, năng động, sầm uất; là điểm nhấn nổi bật cho thành phố xứ Lạng, góp phần thay đổi bộ mặt, diện mạo và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Lạng Sơn thời gian tới.