KHU CÔNG NGHIỆP BẠCH ĐẰNG – QUẢNG NINH – A - Mã: 8784

Quảng Ninh

Mô tả dự án

Khu công nghiệp Bạch Đằng – Quảng Ninh

1 2

I. Giới thiệu chung về khu công nghiệp Bạch Đằng – Quảng Ninh

VNFDI đánh giá: Khu công nghiệp, cảng tổng hợp và dịch vụ kho bãi Bạch Đằng (gọi tắt là khu công nghiệp Bạch Đằng) có tiềm năng rất lớn nằm khu vực tỉnh Quảng Ninh. Theo quy hoạch phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ninh được liệt kê là tỉnh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nhiều hoạt động thương mại dịch vụ, nhất là thương mại qua biên giới và thương mại qua đường biển, ngành dịch vụ thương mại đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Theo dự báo của VNFDI, dự án sẽ là một khu công nghiệp đa năng, mở rộng kết hợp với khu dân cư hiện có và các khu đô thị mới tạo nên một quần thể kiến trúc hài hoà, phù hợp với quy hoạch sản xuất công nghiệp và dân cư cũng như bảo đảm các khu chức năng khác.

Dưới đây là một vài thông tin khái quát về khu công nghiệp Bạch Đằng như sau:

  • Tên: Khu công nghiệp, cảng tổng hợp và dịch vụ kho bãi Bạch Đằng (gọi tắt là khu công nghiệp Bạch Đằng).
  • Thời điểm thành lập: năm 2019.
  • Thời hạn dự án: năm 2069 (50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư.)
  • Địa chỉ: Khu vực Đầm nhà Mạc, xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
  • Tổng diện tích quy hoạch: 176,45ha
  • Giá: 65 USD/m2 (Giá chưa bao gồm VAT, có thể thay đổi tùy vào thời điểm khách hàng liên hệ)
bf7df16298b357ed0ea2
Bao quát khu công nghiệp Bạch Đằng

Bạch Đằng được định hướng là khu công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như:

  • Cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử;
  • Sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ;
  • Công nghiệp dệt may;
  • Chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

II. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG NINH

1. Diện tích và nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là 1 trong số 7 tỉnh thành tại Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc, nhưng lại là tỉnh duy nhất có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với nước này. Quảng Ninh có vị trí ở địa đầu đông bắc Việt Nam, lãnh thổ trải theo hướng đông bắc – tây nam với tổng diện tích là 6.110,1 km². Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất Việt Nam. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến năm 2020 đạt 66,56% và là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước, chỉ sau Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cần Thơ.

Tỉnh Quảng Ninh là khu vực nằm giữa 2 thành phố lớn là thành phố Hạ Long và Hải Phòng, nơi thu hút được nhiều lao động cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao. Tính đến năm 2019, số lao động trên 5 tuổi tại tỉnh Quảng Ninh là 734.500 người, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo là 37,7%, số lao động trên 15 tuổi tại thành phố Hải Phòng là 1.111.100 người trong đó tỉ lệ lao động đã qua đào tạo là 31,6%. Riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có thể kể đến một số các cơ sở đào tạo ở đa dạng các ngành nghề như: Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Đại học Hạ Long, Đại học Ngoại thương Cơ sở Quảng Ninh, Trường Cao đẳng nghề Than Khoáng sản Việt Nam, Trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện, Trường Cao đẳng nghề Xây dựng và Công nghiệp, Cao đẳng Y tế Quảng Ninh,… Lực lượng lao động dồi dào đủ đáp ứng nhu cầu lao động phổ thông và lao động đã qua đào tạo của các nhà đầu tư trong khu công nghiệp. Khu công nghiệp vẫn thuộc khu vực mức lương tối thiểu vùng vùng 3 (3.430.000VNĐ/ tháng), vì vậy nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn lao động dồi dào với giá rẻ.

 

2. Kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Tính đến hết tháng 10/2012, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 208 tỷ đồng.

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 5110 USD (gấp hơn gần 2 lần bình quân chung cả nước); tiếp tục đứng trong nhóm 7 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 40.500 tỷ đồng trong đó thu nội địa đạt 30.500 tỷ đồng đứng thứ 4 toàn quốc; thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng trên 64% tổng chi ngân sách; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 67.600 tỷ đồng. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao tập trung vào 11 khu công nghiệp lớn như:

  • Khu công nghiệp Cái Lân
  • Khu công nghiệp Việt Hưng
  • Khu công nghiệp phụ trợ ngành than
  • Khu công nghiệp Hải Yên
  • Khu công nghiệp Phương Nam
  • Khu công nghiệp Đông Triều
  • Khu công nghiệp Đông Mai
  • Khu công nghiệp Việt Hưng
  • Khu công nghiệp Hải Hà
  • Khu công nghiệp ven biển Tiền Phong
  • Khu công nghiệp Dịch vụ Hoành Bồ

 

3. Giao thông tỉnh Quảng Ninh

Hệ thống giao thông của Quảng Ninh bao gồm giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và cảng hàng không.

  • Đường bộ

– Quốc lộ: Hệ thống đường bộ có 7 tuyến Quốc lộ dài 558,79 km gồm:

+ QL18A: đoạn qua tỉnh dài 240 km. Điểm đầu tại cầu Vàng Chua, thị xã Đông Triều; điểm cuối tại cầu Bắc Luân I, thành phố Móng Cái.

+ QL18B: dài 16,9 km. Điểm đầu tại ngã ba Quảng Đức, huyện Hải Hà; điểm cuối tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà.

+ QL18C: dài 121,14 km. Điểm đầu tại thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên; điểm cuối tại cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu.

+ QL10: dài 6,5 km. Điểm đầu tại phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí; điểm cuối tại phường Phương Nam, thành phố Uông Bí.

+ QL4: dài 37 km. Điểm đầu tại xã Điền Xá, huyện Tiên Yên; điểm cuối tại cảng Mũi Chùa, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên.

+ QL279: dài 62,55 km. Điểm đầu tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả; điểm cuối tại xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ.

+ QL17B: dài 1,34 km. Điểm đầu tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều; điểm cuối tại cầu Đá Vách, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều.

– Tỉnh lộ: 16 tuyến, tổng chiều dài 409,93 km.

– Cao tốc: 2 tuyến, bao gồm:

+ Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng: 25 km. Khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2018. Điểm đầu nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (quận Hải An, Hải Phòng), điểm cuối nối cao tốc Hạ Long – Vân Đồn tại nút giao Minh Khai (phường Đại Yên, thành phố Hạ Long).

+ Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn: 60 km. Khởi công năm 2015, hoàn thành năm 2018. Điểm đầu nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng tại nút giao Minh Khai (phường Đại Yên, thành phố Hạ Long), điểm cuối nối với tuyến đường trục chính Khu kinh tế Vân Đồn (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn).

+ Ngoài ra cao tốc Vân Đồn-Móng Cái đang tiếp tục xây dựng.

III. Vị trí và kết nối khu công nghiệp Bạch Đằng – Quảng Ninh

Khu công nghiệp Bạch Đằng có vị trí thuận lợi, tiếp giáp trự tiếp với tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long, đi qua cầu Bạch Đằng là đến ngay vị trí KCN cảng Đình Vũ và nằm cách các khu vực như:

  • Cách cảng Đình Vũ 9,1 km và cảng Cái Lân 45 km;
  • Cách sân bay Cát Bi 14 km;
  • Cách đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng 7 km;
  • Cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 226 km;
  • Cách Hà Nội 128 km;
  • Cách TP. Hải Dương 71km và cách TP. Hải Phòng 28 km.
c85f2f6146b089eed0a1
Vị trí khu công nghiệp Bạch Đằng so với các khu vực kết nối lớn

Với những đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ninh như trên đã trở thành ưu điểm vượt trội về vị trí giúp khu công nghiệp Bạch Đằng thu hút các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư hơn; các nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng xuất nhập hàng hóa, giao thương với các vùng trọng điểm lân cận.

 

IV. Cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Bạch Đằng – Quảng Ninh

Với diện tích 176,45 ha, được thiết kế đồng bộ, hiện đại với hệ thống giao thông nội bộ rộng, diện tích cây xanh lớn, điện, cấp thoát nước khu công nghiệp Bạch Đằng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế các lô đất linh hoạt, phù hợp với nhiều loại hình nhà máy.

402a301d59cc9692cfdd
Mô hình KCN Bạch Đằng
  • Cảnh quan: Hơn 12% tổng diện tích toàn khu công nghiệp được trồng cây xanh dọc các tuyến đường và các khu vực khác

– Các thảm cỏ và các khu vực cây xanh công cộng được trồng để cải thiện môi trường khu công nghiệp

– Các dự án xây dựng nhà máy và các khu nhà khác phải được chấp thuận của ban quản lý

  • Điều kiện về đất đai:

– Cao độ san nền trung bình 9m.

– Chất đất: cứng đã san nền.

  • Hệ thống giao thông nội bộ: được thiết kế hợp lý đảm bảo việc giao thông trong toàn khu công nghiệp được thông suốt. Hệ thông được thiết kế như sau:

– Các trục đường chính trong khu công nghiệp rộng 32 m – 4 làn;

– Các trục đường nhánh trong khu công nghiệp rộng 23 m – 2 làn;

– Toàn bộ các đường nội bộ đều được thiết kế và thi công tuân thủ chặt chẽ các quy định của quốc gia gia, và được hoàn thiệt bằng bê tông nhựa Asphalt. Các đường nội bộ cũng được trang bị hệ thống chiếu sáng cao áp hoàn chỉnh, thẩm mỹ.

  • Hệ thống cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp đến khu công nghiệp được lấy từ trạm biến áp 110/35/22KV. Mạng lưới điện cao thế được cung cấp dọc giao thông nội bộ trong khu công nghiệp.
  • Hệ thống cung cấp nước: Nước sạch được cung cấp với công suất 30.000 m3 mỗi ngày từ nhà máy nước sạch. Nước được cung cấp tới hàng rào nhà máy bằng hệ thống ống cấp nước tiêu chuẩn quốc tế.
  • Hệ thống xử lý nước và rác thải: Nước thải được thu gom về nhà máy nước thải của khu công nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn nước A (QCVN 40:2011/BTNMT) trước khi xả ra hệ thống chung của khu công nghiệp. Nhà máy nước thải được xây dựng với công suất xử lý 2.900m3/ngày – đêm.

– Rác thải được các nhà máy trong khu công nghiệp ký hợp đồng phân loại thu gom và vận chuyển rác ra khỏi khu công nghiệp tránh gây ô nhiễm môi trường

– Khí thải của các nhà máy được lắp đặt hệ thống lọc theo tiêu chuẩn quốc gia trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

  • Hệ thống thông tin liên lạc: khu công nghiệp được lắp đặt hệ thống cáp thông tin liên lạc ngầm và được cung cấp tới hàng rào của nhà máy bởi hệ thống cáp tiêu chuẩn quốc tế.

– Qua hệ thống kết nối giữa trung tâm thông tin liên lạc của khu công nghiệp thông qua mạng bưu chính viễn thông mọi nhu cầu về thông tin liên lạc được đảm bảo và có khả năng cung cấp mọi dịch vụ cần thiết như: Tổng đài riêng, điện thoại quốc tế, hội thảo từ xa, kênh thuê riêng, internet tốc độ cao, email…

  • Hệ thống phòng cháy và chữa cháy: khu công nghiệp được láp đặt hệ thống cảnh báo, phòng chống và chữa cháy tuân thủ chặt che các quy định quốc gia.

– Các họng cấp nước chữa cháy được lắp đặt ở các đầu mối giao thông nội khu, và tại mọi nhà máy nhằm đảm bảo tác dụng bảo vệ hiệu quả toàn khu khỏi các sự cố cháy nổ.

  • Tài chính: Hệ thống các ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, Agribank, BIDV, techcombank có chi nhánh quanh khu công nghiệp.
  • Hải quan: Mọi thủ tục hải quan được thực hiện tại Hải quan.

 

V. Chi phí đầu tư khu công nghiệp Bạch Đằng – Quảng Ninh

  • Phí quản lý khu công nghiệp: 0.6 USD/m2/năm. Phí này được trả hàng năm vào tháng đầu tiên của năm
  • Phí sử dụng điện:

– 0.1 USD giờ cao điểm;

– 0.05 USD giờ bình thường;

– 0.03 USD giờ thấp điểm.

  • Phí sử dụng nước sạch: 0,40 USD/m3. Lượng nước sạch sử dụng được tính theo chỉ số ghi trên đồng hồ đo nước.
  • Phí xử lý nước thải & chất thải rắn: 0.28 USD/m3. Yêu cầu chất lượng trước xử lý là loại B sau xử lý là loại A
  • Giá bán: thương lượng khi gọi điện cho VNFDI
Đất Giá thuê đất 65 USD
Thời hạn thuê năm 2065 (50 năm kể từ ngày thành lập)
Loại/Hạng Level A
Phương thức thanh toán 12 tháng
Đặt cọc 0.1
Diện tích tối thiểu 1ha
Xưởng
Phí quản lý Phí quản lý 0.6 USD/m2
Phương thức thanh toán Hàng năm
Giá điện Giờ cao điểm 0.1USD/Kwh
Bình thường 0.05 USD/Kwh
Giờ thấp điểm 0.03 USD/Kwh
Phương thức thanh toán Hàng tháng
Nhà cung cấp EVN
Giá nước sạch Giá nước 0.4 USD/m3
Phương thức thanh toán Hàng tháng
Nhà cung cấp nước Nhà cung cấp nước địa phương
Phí nước thải Giá thành 0.28 USD/m3
Phương thức thanh toán Hàng tháng
Chất lượng nước trước khi xử lý Level B
Chất lượng nước sau khi xử lý Level A (QCVN 40:2011/BTNMT)
Phí khác

VI. Ưu đãi đầu tư tại khu công nghiệp Bạch Đằng – Quảng Ninh

  • Thuế suất ưu đãi:

​Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới theo quy định tại điều a, khoản 1, nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Về thời gian ưu đãi: được miễn 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong vòng 9 năm tiếp thoe theo quy định tại khoản 16, điều 1, nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ.

  • Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:

– (i1) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;

– (i2) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;

– (i3) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 1 năm đới với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án mới. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi đưuọc tính liên tục từ năm đầu tiên từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới.
  • Thuế giá trị gia tăng: Được miễn thuế Giá trị gia tăng đối với hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

VII. DỊCH VỤ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ CỦA VNFDI

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư MIỄN PHÍ như:

Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);

Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;

Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);

Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;

Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;

Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

 

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Công ty Liên Doanh Xúc Tiến Đầu Tư Và Hợp Tác Quốc Tế FDI

???? Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà D10, Đường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

???? Điện thoại: 024 3835 6329/19003168

???? Email: info@vnfdi.com

Bản đồ

-->