Tên: Dự án khu nhà ở liền kề để bán green sea city
Địa điểm: Thị trấn Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào , Tỉnh Hưng Yên
Quy mô: 8,9 ha
Dự kiến tổng mức đầu tư: 801 tỷ đồng
Hình thức đầu tư: Vốn nhà đầu tư
Hình thức sử dụng đất: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Mục tiêu dự kiến: Quy hoạch xây dựng khu nhà ở liền kề có kiến trúc hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ở của người dân khu vực
II. Khái quát về tỉnh Hưng Yên
1. Vị trí
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 54 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 93 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp tỉnh Hải Dương
Phía tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam
Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
Các điểm cực của tỉnh Hưng Yên:
Điểm cực bắc tại: thôn Phả Lê, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm
Điểm cực đông tại: thôn Hạ Đồng, xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ
Điểm cực nam tại: thôn An Châu, xã Hoàng Hanh, thành phố Hưng Yên
Điểm cực tây tại: thôn Xâm Khổ, xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang.
2. Dân số
Tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01/04/2019, tổng dân số toàn tỉnh là 1.252.731 người, tổng số hộ là 377.582 hộ. Trong đó, dân số nam là 583.200, dân số nữ là 605.700; Tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,05%. Mật độ dân số đạt 1.347 người/km².
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, diện tích là 930,20 km², dân số tỉnh đạt 1.269.090 người. Dân số thành thị là 209.726 người (16,53%), dân số nông thôn là 1.059.364 người (83,47%). Dân số nam là 636.392 người, dân số nữ là 632.698 người. Mật độ dân số đạt 1.364 người/km².
3. Kinh tế
Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh của miền Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như Phố Nối A, Phố Nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng Long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ… Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, điện tử, điện dân dụng, công nghiệp thực phẩm… Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Tính đến hết năm 2019, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có hơn 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký thực hiện 465 dự án đầu tư còn hiệu lực tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.730 triệu đô la Mỹ, trong đó dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Thăng Long II có vốn đầu tư đăng ký là 123 triệu đô la Mỹ, các dự án đầu tư thứ cấp có tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.607 triệu đô la Mỹ. Nhật Bản là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư đăng ký lớn nhất tại các KCN với 130 dự án và có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.000 triệu đô la Mỹ, tiếp đến là Hàn Quốc với 41 dự án và có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 500 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh đó với 1.463 dự án đầu tư của doanh nghiệp nội địa có tổng số vốn 133,4 nghìn tỷ đồng nâng tổng số vốn thu hút đầu tư đạt 10,5 tỷ USD.
Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 9.72%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12.25%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11.45%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản tăng 2.62%. Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng 6.77%
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp xây dựng-62.15%, nông nghiệp thủy sản-8.44%, thương mại dịch vụ-29.41%. GRDP đầu người đạt 79.06 triệu đồng.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,750 tỷ $, đạt 101% kế hoạch tăng 11.76% so với năm 2018.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 38.097 tỷ đồng tăng 111% so với kế hoạch và tăng 11.12% so với năm 2018.
Tổng thu ngân sách đạt 16.027 tỷ đồng đạt 124,6% kế hoạch tăng 21,2% so với năm 2018. Trong đó thu thuế XNK đạt 3.800 tỷ đồng đạt 112,5% kế hoạch tăng 13,7%. Thu nội địa 12.257 tỷ đồng tăng 127,8% kế hoạch tăng 23,7% so với cùng kỳ 2018.
Tổng chi ngân sách 10.339 tỷ đạt 112,7% kế hoạch. Trong đó: chi đầu tư phát triển 3.679 tỷ đồng đạt 91,8% kế hoạch, chi thường xuyên 6.300 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch. Toàn tỉnh đã có 145/145 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.
Tỷ lệ đô thị hóa đạt 37,63%. Tỷ lệ hộ nghèo 2,0%.
Toàn tỉnh hiện có 13 khu công nghiệp (KCN) với quy mô hơn 3.000 ha, gồm các KCN: Phố Nối A, Dệt may Phố Nối (Phố nối B), Thăng Long II, Yên Mỹ, Yên Mỹ II, Minh Đức, Tân Quang, Như Quỳnh, Quán Đỏ, Kim Động, Trưng Trắc, Vĩnh Khúc, Minh Quang và một số cụm công nghiệp khác. Theo quy hoạch, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 35 cụm công nghiệp, tổng diện tích tăng thêm là 1.399 ha để tạo mặt bằng thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
4.Y tế
Tỉnh Hưng Yên có mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã khá hoàn thiện, tuyến tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa, 6 bệnh viện chuyên khoa, 4 trung tâm, 2 chi cục; tuyến huyện có 10 trung tâm y tế và 155 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số cán bộ, nhân viên y tế toàn ngành hơn 4.000 người. Với 100% y tế các xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 90,5%.
Bệnh viện tuyến tỉnh:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên
Bệnh viện Đa khoa Phố Nối
Bệnh viện Y Dược cổ truyền
Bệnh viện Tâm thần kinh
Bệnh viện Mắt
Bệnh viện Sản – Nhi
Bệnh viện Nhiệt đới
Bệnh viện Phổi
Trung tâm Y tế tuyến tỉnh:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên
Trung tâm Pháp y và Giám định Y khoa
Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm
Trung tâm Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Hưng Yên
Chi cục thuộc Sở:
Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình
Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố:
Trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ
Trung tâm Y tế huyện Phù Cừ
Trung tâm Y tế huyện Kim Động
Trung tâm Y tế huyện Ân Thi
Trung tâm Y tế huyện Khoái Châu
Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ
Trung tâm Y tế huyện Văn Giang
Trung tâm Y tế huyện Văn Lâm
Trung tâm Y tế thành phố Hưng Yên
Trung tâm Y tế thị xã Mỹ Hào
5. Giao thông
Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:
Quốc lộ 5A: Như Quỳnh – Minh Đức
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Dài 29 Km còn gọi là Quốc lộ 5B
Quốc lộ 39A: Phố Nối – Triều Dương
Quốc lộ 38: Cống Tranh – Trương Xá, thành phố Hưng Yên – cầu Yên Lệnh.
Quốc lộ 38B: Hải Dương – Hưng Yên – Nam Định – Ninh Bình
Đường Nối hai đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình – Cao tốc Hà Nội Hải Phòng 47,7 km (Hưng Yên 20 km, Hà Nam 27 km).
Tỉnh lộ:
386: Minh Tân – La Tiến (chạy dọc huyện Phù Cừ qua phà La Tiến sang tỉnh Thái Bình).
200: Triều Dương – Cầu Hầu.
203: Đoàn Đào – Lệ Xá – Trung Dũng – Thụy Lôi – Hải Triều – Cầu Triều Dương (nối Quốc lộ 38B với quốc lộ 39A)
378: Chạy dọc đê sông Hồng từ thành phố Hưng Yên tới Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Đường nối đường 5B và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (điểm đầu tại nút giao thông Lực Điền chạy song song với QL39 qua TP Hưng Yên, vượt sông Hồng sang Lý Nhân – Hà Nam, giao với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tại nút giao Liêm Tuyền)
396: Điểm đầu ngã tư Trần Cao – ngã tư Nhật Quang qua cầu Dao sang thị trấn Ninh Giang.
Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài.
Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên,… Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp của tỉnh này.
Năm 2019, vận tải hành khách ước tính đạt 16,85 triệu lượt và 97,83 triệu lượt luân chuyển, lần lượt tăng 13,63% về lượt người vận chuyển và tăng 13,47% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2019, vận tải hàng hóa ước tính đạt 34 triệu tấn và 1.245 triệu tấn luân chuyển, lần lượt tăng 14,75% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 11,97% về tấn hàng hóa luân chuyển so với năm 2018.
Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên
III. Chính sách ưu đãi
Thời gian thuê đất thực hiến dự án tối đa 50 năm, khi hết thời hạn thuê đất, nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thuê đất sẽ được xem xét gia hạn đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về đất đai và các quy đinh của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện dự án
Doanh nghiệp được xem xét miễn thuế nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định; nguyên liệu vật tư linh kiện để thực hiện dự án
Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất.Khi dự án xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động được miễn tiền thuê đất tuy thuộc vào tính chất của dự án thuộc Danh mục ưu đãi đầu tư theo quy định Chính Phủ mà được xem xét miễn giảm đến 03 năm
Thuế suất thuế TNDN 20%. Ngoài ra còn tùy thuộc vào tính chất dự án mà doanh nghiệp được miễn,giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác
Ưu đãi về đất đai:Miễn tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê trong các trường hợp: dự án xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, nhà ở xã hội; dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước; dự án đầu tư xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách công cộng:dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, môi trường tại khu vực nông thôn
IV. Chiến lược phát triển
Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở như người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp, cán bộ công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân thông qua điều chỉnh, bổ sung chính sách nhằm tăng nguồn cung kết hợp hỗ trợ khả năng thanh toán.
Trong quá trình lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt nhằm đáp ứng phát triển các dự án đô thị, dự án phát triển nhà ở, dự án phát triển nhà xã hội, nhà công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư…
Huy động nguồn vốn xã hội hóa để phát triển nhà ở thông qua nhiều hình thức như: Huy động vốn của doanh nghiệp, huy động từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư phát triển địa phương, cổ phiếu, trái phiếu và các nguồn vốn hợp pháp khác, nhằm tạo lập hệ thống tài chính nhà ở vận hành ổn định, dài hạn và giảm phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.
Nghiên cứu sửa đổi pháp luật kinh doanh bất động sản để hoàn thiện chính sách kinh doanh bất động sản nói chung và chính sách liên quan đến giao dịch, kinh doanh nhà ở, dự án nhà ở nói riêng bao gồm: Kinh doanh nhà ở có sẵn, kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng để tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở, chuyển nhượng dự án, một phần dự án nhà ở…
Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quy trình đầu tư phát triển nhà ở từ bước lựa chọn chủ đầu tư, giao đất, đầu tư xây dựng dự án, cấp giấy chứng nhận sở hữu… Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa, chuẩn hóa, thực hiện chuyển đổi số các thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng nhà ở hộ gia đình, riêng lẻ nhằm tăng cường sự tham gia người dân. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, thực hiện cải cách hành chính tại cấp trung ương và địa phương.
V. Mục đích dự án
Nhà liền kề được thiết kế theo kiến trúc hiện đại, đẹp mắt, mang tính quy hoạch, đồng bộ. Nên nhìn từ tổng quan khu đô thị cho đến kiến trúc của từng căn hộ đều rất đẹp mắt, mới lạ và sang trọng.
Các tiện ích của cuộc sống được tích hợp trong khuôn viên khu đô thị. Từ trường học, nhà hàng, công viên, khu vui chơi giải trí,…đều rất thuận tiện.
Cơ sở hạ tầng, giao thuận lợi. Việc di chuyển, đi lại rất dễ dàng, nhanh chóng.
Là loại hình nhà ở nằm trong khu đô thị có trình độ dân trí cao, đời sống văn minh.
Vừa yên tĩnh vừa thoáng mát.
Nhà liền kề được bán theo kiểu hoàn thiện cơ bản và hoàn thiện đầy đủ. Bạn có thể thoải mái lựa chọn mua theo mục đích của mình.
Pháp lý rõ ràng, sổ hồng vĩnh viễn nên mọi người không phải lo lắng trong vấn đề mua bán, chuyển nhượng giữa chủ đầu tư với mình. Hoặc giữa mình với người mua lại.