DỰ ÁN CHẾ BIẾN SẢN PHẨM RAU, CỦ, QUẢ CHẤT LƯỢNG CAO – A - Mã: 9482

Phú Thọ

Mô tả dự án

rau cu 3
Dự án chế biến sản phẩm, rau củ quả, chất lượng cao (Ảnh minh họa)

I. THÔNG TIN CHI TIẾT DỰ ÁN CHẾ BIẾN SẢN PHẨM, RAU, CỦ, QUẢ CHẤT LƯỢNG CAO

VNFDI xin đưa ra thông tin về dự án đầu tư xây dựng:

  • Tên: Dự án chế biến sản phẩm rau củ quả, chất lượng cao
  • Địa điểm: Huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
  • Tổng mức đầu tư dự kiến: 56 tỷ đồng
  • Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư trong nước
  • Chi phí giải phóng mặt bằng (dự kiến): Khoảng 1,8 tỷ đồng/ha

 

II. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ

81. Vị trí địa lí

Phú Thọ là một tỉnh thuộc Đông Bắc Bộ, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 3.532,9493 km², chiếm khoảng 1,1% diện tích cả nước.

Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:

Các điểm cực của tỉnh Phú Thọ:

Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây – Đông – Bắc do nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” – điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác. Do đó, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế.

2. Kinh tế

Phú Thọ là cửa ngõ, trung tâm kinh tế của liên tỉnh phía Bắc, nằm trong vùng đô thị Hà Nội, hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế.

+ Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước đạt 41.219,6 tỷ đồng, tăng 3,56% so với năm 2019. Đây là mức tăng thấp so với kế hoạch đề ra nhưng là mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Các lĩnh vực, các ngành của tỉnh đều có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch, với tỷ trọng các ngành kinh tế là: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 24,15%; công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 35,66%; dịch vụ chiếm tỷ trọng 40,19%.

+ Năm 2020, toàn tỉnh có 699 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt 4.625,8 tỷ đồng, tăng 1,3% về số doanh nghiệp nhưng giảm hơn một nửa về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước (bằng 47,7% so với năm 2019). Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2020 đạt mức tăng 7,0% so với cùng kỳ; trong đó vốn đầu tư của dân cư và tư nhân tăng 5,6% và tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 60,9% tổng vốn).

+ Phú Thọ có 07 khu công nghiệp và gần 30 Cụm công nghiệp với diện tích gần 4.000 ha: KCN Thụy Vân, TP Việt Trì: 323 ha; 2 KCN Trung Hà và Tam Nông huyện Tam Nông: 550 ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù Ninh, huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa: 400 ha. Các KCN đều được kết nối với nút lên xuống của đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai và đường Hồ Chí Minh.

+ Tính đến cuối tháng 9/2021, tỉnh Phú Thọ có 851.100 lao động đang làm việc trong nền kinh tế, trong đó số lao động làm việc trong các doanh nghiệp chiếm 151.318 lao động (số lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước là 5.501 lao động, trong doanh nghiệp ngoài nhà nước 78.216 lao động; trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 67.601 lao động).

3. Dân cư

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2019, Phú Thọ có 1.463.726 người. Trong đó nam giới có 726.909 người và nữ giới có 736.817 người. Mật độ dân số là 373 người/km². Với số dân này, Phú Thọ đứng thứ 21 (sau tỉnh Bình Định và trước tỉnh Bắc Ninh) trong 63 tỉnh, thành cả nước. Tổng số hộ gia đình là 402.618 hộ, với trung bình là 3,6 người/hộ (cả nước trung bình là 3,5 người/hộ). Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn vùng núi 81,9% và tại thành thị 18,1%, đây là tỉ lệ thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước. Tỉ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn từ 2009-2019 là 1,06% (thấp hơn trung bình cả nước là 1,14%). Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2021 đạt 22,1%.

4. Giao thông

Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.

  • Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Nội BàiLào Cai (tốc độ tối đa 120km/h) qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60km với 5 nút giao tại: Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hòa và thị xã Phú Thọ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ côn Minh – Hải Phòng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế – xã hội rất lớn. Tuyến đường quốc lộ 2 (AH.14 – đường bộ Châu Á số 14) nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 1A đi cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và với quốc lộ 18 đi cảng biển Cái Lân – Quảng Ninh (cảng biển). Quốc lộ 32 từ Hà Nội qua Phú Thọ rồi đi Sơn La – Điện Biên – CHDCND Lào. Quốc lộ 32C từ Phú thọ đi Yên Bái, kết nối với các quốc lộ khác đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc và tuyến đường bộ Hồ Chí Minh qua tỉnh nối liền 3 miền đất nước.
  • Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – TP Hồ Chí Minh. Phú Thọ có 8 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn, rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.
  • Đường thủy: Việt Trì – “thành phố ngã ba sông” nơi hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài vận tải đường sông của tỉnh 235km, trong đó sông Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong 3 cảng lớn ở miền Bắc có công suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm.

5. Hạ tầng y tế, giáo dục

+ Hạ tầng y tế: Tỉnh Phú Thọ hiện có trên 480 cơ sở y tế, trong đó có 18 bệnh viện (1 bệnh viện đa khoa tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa, 12 bệnh viện đa khoa huyện, 1 bệnh viện đa khoa tư nhân), 13 trung tâm y tế và 277 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số giường bệnh là gần 5.900 giường. Tổng số cán bộ, nhân viên y tế là trên 5.900, trong đó có trên 1.300 bác sĩ. Chất lượng khám chữa bệnh ngày một nâng lên, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng I. Đến nay, bệnh viện này có quy mô 1300 giường. Trong đó 800 giường kế hoạch và 500 giường bệnh xã hội hóa.

+ Giáo dục: Hệ thống giáo dục dạy nghề khá tốt với Trường Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì và các trường cao đẳng, các trường trung học dạy nghề khác luôn chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, cử nhân, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tác phong công nghiệp, kiến thức chuyên sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, phục vụ tốt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh.

 

III. LĨNH VỰC MỜI GỌI ĐẦU TƯ

  • Dự án chế biến sản phẩm rau củ quả, chất lượng cao
  • Mục tiêu dự án đặt ra: Xây dựng nhà máy chế biến rau, củ, quả tươi chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trên thị trường
  • Quy mô đầu tư: Tổng diện tích 10 ha. Chế biến rau, củ, quả tươi chất lượng cao với công suất 150 tấn/ngày

 

IV. HẠ TẦNG CƠ SỞ

  • Hiện trạng sử dụng đất:

+ Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất giao thông…

+Tổng diện tích: 10 ha

  • Giao thông:

Huyện Lâm Thao: Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A. Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ Xuân Huy đến Cao Xá. Với vị trí địa lý có hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện Lâm Thao là của ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc.

Huyện Phù Ninh: Trên địa bàn huyện có tuyến đường Cao tốc Nội BàiLào Cai tại nút giao (IC.8 – Km 54); tuyến đường quốc lộ II dài 18km chạy qua các xã Phù Ninh, thị trấn Phong Châu, Phú Lộc, Tiên Phú và Trạm Thản; các tuyến đường tỉnh lộ 323, 323C, 323D, 323E, 325B… và trục giao thông đường thủy (sông Lô) dài 32km là điều kiện tốt để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

 

V. DỊCH VỤ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ CỦA VNFDI

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư Miễn Phí như:

Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);

Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;

Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);

Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;

Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;

Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

 

VI. LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Công ty Liên Doanh Xúc Tiến Đầu Tư Và Hợp Tác Quốc Tế FDI

???? Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà D10, Đường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

???? Điện thoại: 024 3835 6329/19003168

???? Email: info@vnfdi.com

Bản đồ

-->