VNFDI News
vnfdi.vn
Hà Giang
Hà Giang là một mảnh đất rộng lớn, có tiềm năng trong việc cải tạo và phát triển thành những địa điểm du lịch và thể thao ấn tượng. Dưới đây, VNFDI xin đưa ra các nội dung chủ yếu về Dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại Cổng trời:
???? Tên: Dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại Cổng trời
???? Quy mô: Dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại tổng hợp thôn Cổng trời – Trúc Sơn xã Quản Bạ diện tích thực hiện trên 64 ha.
???? Vị trí: thôn Cổng Trời – Trúc Sơn, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, Hà Giang
???? Thông tin về Quy hoạch: Dự án phù hợp Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030 tại Quyết định số 438/QĐ-TTg, ngày 17/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1646/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND tỉnh Hà Giang
???? Nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Tỉnh Hà Giang nằm ở cực bắc Việt Nam, có vị trí địa lý:
Các điểm cực của tỉnh Hà Giang
Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 1/4/2019 là 854.679 người. Trong đó, dân số thành thị là 135.465 người(chiếm khoảng 15,8% dân số). So với các tỉnh miền núi phía Bắc khác thì dân số Hà Giang tương đối đông.
Các dân tộc: H’Mông (chiếm 32,9% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,2 %), Dao (14,9 %), Việt (12,8 %), Nùng (9,7 %)…
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2018 ước đạt 2.033 tỉ đồng.
Hà Giang là vùng miền núi nên dân số ít, mật độ dân số thấp, người Mông chiếm đa số, còn lại là các sắc dân gồm Thổ, La Chí, Tày, Dao, Mán, Nùng, Giáy và Lô Lô… Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh; và đều có những sắc thái văn hóa đặc thù.
Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng; và các loại gỗ cứng như lim, sến, trai, táu, đinh. Củ nâu, vầu, nứa ở đâu cũng có. Nông sản gồm lúa, ngô, khoai và các loại đậu đỗ. Vùng chân núi Tây Côn Lĩnh trồng nhiều trà. Dân chúng cũng trồng cây ăn trái, mận và lê ở vùng Đồng Văn, Hoàng Su Phì rất nổi tiếng. Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh hành. Rừng Hà Giang có nhiều động vật hoang dã như trăn, rắn, chim công, chim trĩ…
Khoáng sản có quặng sắt, mỏ chì, đồng, thủy ngân và cát trộn vàng. Sông Năng và Bảo Lạc có các kỹ nghệ lọc vàng nhưng vẫn còn thô sơ, ngoài ra chỉ toàn những tiểu công nghệ sản xuất vật dụng hàng ngày. Nền thương mại Hà Giang chỉ giới hạn ở sự trao đổi lâm sản với miền xuôi và với Trung Quốc.Các vùng núi thấp như Vị Xuyên, Bắc Quang có kinh tế phát triển hơn vùng núi. Dựa vào sông Lô và lượng mưa lớn, các ngành nông nghiệp ở khu vực này rất phát triển, không kém gì vùng núi trung du. Nơi đây có vùng trồng cam sành nổi tiếng, những cánh đồng phì nhiêu…
Rải rác từ Vĩnh Tuy lên đến Vị Xuyên là các nhà máy sản xuất trà, đặc sản của Hà Giang có trà Shan tuyết cổ thụ (xã Cao Bồ) Đặc điểm trà Shan Tuyết là sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu và thuốc kích thích, các nhà máy sản xuất trà hiện nay còn khuyến khích nhân dân trong vùng trồng xen kẽ cây gừng giữa các luống trà. Trà Shan tuyết cổ thụ của Hà Giang thường được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước Tây Âu, chưa thịnh hành trong thị trường nội địa như trà Tân Cương – Thái Nguyên.
Hà Giang có Quốc lộ 279 (nối các tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên với nhau) Đoạn cuối quốc lộ 279, từ chỗ giao với quốc lộ 6 đến cửa khẩu quốc tế Tây Trang là một phần của đường Xuyên Á AH13.
Biển số xe cơ giới
Biển số xe mô tô tỉnh Hà Giang được quy định cụ thể đối với từng huyện:
– Thành phố. Hà Giang: 23B1
– Huyện Bắc Quang: 23D1
– Huyện Quang Bình: 23E1
– Huyện Hoàng Su Phì: 23F1
– Huyện Xín Mần: 23G1
– Huyện Vị Xuyên: 23H1
– Huyện Bắc Mê: 23K
– Huyện Mèo Vạc: 23P1
– Huyện Đồng Văn: 23N1
– Huyện Yên Minh: 23M1
– Huyện Quản Bạ: 23L1
⭐ Lĩnh vực nông, lâm nghiệp: Thu hút các dự án đầu tư liên kết tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa; ưu tiên các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao phát triển các vùng trồng nguyên liệu gắn với các sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc trưng của tỉnh (chè, cam sành, mật ong, bò, dược liệu…). Địa bàn tập trung thu hút tại
các huyện vùng thấp (Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình) và các huyện vùng cao núi đất (Hoàng Su Phì, Xín Mần).
⭐ Lĩnh vực du lịch, dịch vụ: Thu hút các dự án phát triển du lịch sinh thái gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa các dân tộc; các dự án du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh; thu hút đầu tư hạ tầng du lịch (như các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí và các công trình thương mại dịch vụ đa năng khác….) theo hướng tiếp cận các cụm, ngành du lịch của tỉnh. Địa bàn tập trung thu hút tại thành phố Hà Giang, 04 huyện vùng cao nguyên đá (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ), 02 huyện vùng cao núi đất phía Tây (Hoàng Su Phì, Xín Mần); Thu hút đầu tư các dự án dịch vụ, logistics vào khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, cửa khẩu Xín Mần và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh gắn với hàng hóa xuất nhập khẩu.
⭐ Lĩnh vực công nghiệp: Thu hút các dự án đầu tư chế biến nông, lâm sản gắn với tham gia trồng rừng sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh, các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, có công nghệ thân thiện môi trường, công nghiệp năng lượng, tập trung vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm góp phần vào công tác ứng phó với biển đổi khí hậu.
⭐ Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, đô thị: Thu hút các dự án đầu tư (hình thức BOT) tuyến cao tốc từ cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy đến Tuyên Quang kết nối cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, thu hút đầu tư các dự án khu đô thị mới, các dự án hạ tầng đô thị thông minh tại thành phố Hà Giang, trung tâm các huyện và khu trung tâm các xã, thị trấn theo quy hoạch.
⭐ Lĩnh vực khoa học, công nghệ: Thu hút các dự án đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số; các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu vào các lĩnh vực đột phá của tỉnh.
Với đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: Chè (20.959ha), Cam (8.717ha), dược liệu (có trên 1.100 loài cây dược liệu, diện tích hơn 9.000 ha) và trồng cỏ gắn liền với chăn nuôi đại gia súc (tổng đàn gia súc trên 856 nghìn con), nuôi ong có (43.379 tổ sản lượng mật 270,5 tấn/năm cung cấp phục vụ thị trường); tỉnh có tiềm năng lớn phát triển ngành nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến hàng hoá; tài nguyên đất rừng là thế mạnh của Hà Giang, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 375.723. Đây là nguồn tài nguyên bền vững cho ứng dụng công nghệ cao phát triển vùng trồng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc trưng của tỉnh.
Có nhiều lợi thế về tài nguyên sinh thái tự nhiên để phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng. Đặc biệt tỉnh Hà Giang có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn – thành viên mạng lưới công viên địa chất thế giới cùng với bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã tạo nên tiềm năng phát triển kinh tế du lịch cho tỉnh. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, khách du lịch đến với tỉnh liên tục tăng trưởng, đặc biệt trong năm 2021 mặc dù có sự ảnh hưởng của đại dịch Covid, lượt khách du lịch đến Hà Giang vẫn đạt trên 1 triệu lượt du khách.
Hà Giang có 01 cửa khẩu quốc tế (Thanh Thủy – Thiên Bảo); 01 Cửa khẩu quốc gia (Xín Mần-Đô Long); 02 Cửa khẩu phụ (Săm Pun – Điền Bồng, Phó Bảng- Đông Cáng) hiện tỉnh đã hình thành Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy với diện tích được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch là 28.781 ha, cách thành phố Hà Giang 23 km; là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm thương mại-dịch vụ, công nghiệp-nông lâm nghiệp, tạo thành khu vực thu hút đầu tư và hội nhập quốc tế; là cửa ngõ giao thương quốc tế, hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát triển bền vững… Khu kinh tế này là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch có các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, được áp dụng thuế suất ưu đãi, miễn thuế thu nhập và giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp… Hàng hóa, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan, hàng hóa dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa dịch vụ từ khu phi thuế quan xuất ra nước ngoài không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Tỉnh Hà Giang là địa bàn ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như sau:
1.1 Về thuế:
1.2 Về đất đai: Miễn tiền thuê đất tối đa không quá 03 năm trong thời gian xây dựng cơ bản; miễn tiền thuê đất 11 năm sau thời gian được miễn tiền thuê đất của thời gian xây dựng cơ bản.
1.3 Hỗ trợ ngoài hàng rào: Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Nghị định này nếu bên ngoài hàng rào dự án chưa có đường giao thông đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước để phục vụ dự án thì được hỗ trợ bổ sung 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục trên (theo quy định tại Khoản 6, Điều 13, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ).
1.4 Hỗ trợ doanh nghiệp: nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, FDI Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư Miễn Phí như:
⭐Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
⭐Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;
⭐Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
⭐Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;
⭐Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
⭐Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Công ty Liên Doanh Xúc Tiến Đầu Tư Và Hợp Tác Quốc Tế FDI
???? Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà D10, Đường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
???? Điện thoại: 024 3835 6329/19003168
???? Email: info@vnfdi.com
info@fdi-vietnam.com
www.vnfdi.com
Tel: 0986686833
Hotline: 19003168
Email: info@vnfdi.com