DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KHAI THÁC HẠ TẦNG DU LỊCH KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY – NAM ĐỊNH - Mã: 8447

Nam Định

Mô tả dự án

283356355 145196331391981 1687610970054440057 n

Dự án đầu tư xây dựng, khai thác hạ tầng du lịch khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy-Nam Định

1 2

I. THÔNG TIN CHUNG

  • Vốn đầu tư dự kiến: 70 triệu USD
  • Diện tích đất sử dụng: Tổng diện tích tự nhiên là 2.000 ha
  • Nhu cầu về điện: Đã có đường dây 22KV đi nổi cấp cho khu Vườn quốc gia và đồn biên phòng
  • Nhu cầu về nước: Đã có trạm xử lý cấp nước cho khu Vườn quốc gia và trạm kiểm lâm
  • Nhu cầu về lao động: 100 người

 

II. CƠ QUAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

3.1. Thông tin cơ quan quản lý dự án:

  • Tên cơ quan: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định
  • Địa chỉ: Số 7 đường Trần Nhật Duật, Phường Vị Xuyên, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

3.2 Lĩnh vực hoạt động/chức năng nhiệm vụ: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Diêm nghiệp; Thuỷ sản; Thuỷ lợi và phát triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường; về các dịch vụ công thuộc ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật

 

III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

  • Nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.
  • Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên sẵn có và sử dụng một số lao động sẵn có tại khu vực phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng dưới sự quản lý của Nhà nước.
  • Tạo ra vùng sản phẩm du lịch mang lại giá trị kinh tế cao theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện nhằm tạo công việc cho nhân dân trong khu vực và ngân sách cho Nhà nước. Kết quả dự án sẽ là cơ sở cho việc mở rộng quy mô và định hướng mới cho việc xây

 

IV. TÌNH TRẠNG DỰ ÁN VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

  • Đang kêu gọi vốn đầu tư, dự kiến giai đoạn thực hiện 2022-2025, dự án có tính khả thi cao
  • Hình thức đầu tư: thành lập tổ chức kinh tế hoặc ODA

 

V. CHI PHÍ ĐẦU TƯ

  • Chi phí trước đầu tư:

Nghiên cứu dự án:

Tư vấn, khảo sát…

  • Chi phí đất đai:

Tiền thuê đất: giá thuê đất hàng năm giao động trong khoảng từ 2.500 đồng/m2 đến 5.000 đồng/m2 (tuỳ thuộc vào từng vị trí khu đất cụ thể có hệ số và giá đất khác nhau).

  • Chi phí xây dựng:

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: 000.000 đồng

Chi phí xây dựng: 134.175.906.000 đồng

Chi phí quản lý dự án: 1.696.084.000 đồng

Chi phí tư vấn ĐTXD: 6.269.394.000 đồng

Chi phí khác: 7.122.046.000 đồng

Chi phí dự phòng: 13.136.570.000 đồng

  • Máy móc thiết bị:

Mua trong nước:

Nhập khẩu:

  • Chi phí khác:

Vận chuyển, bảo hiểm:

Chi phí đào tạo lao động:

 

VI. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG

1. Vị trí địa lý

Nam Định nằm ở trung tâm phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, ở tọa độ 19054’ đến 20040’ vĩ độ Bắc và từ 105055’ đến 106045’ kinh
độ Đông. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình, phía tây bắc tiếp giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp biển (vịnh Bắc Bộ). Cách Hà Nội: 110km, cách Hải Phòng: 75km, cách Thành phố Hồ Chí Minh: 1.058km, cách Đà Nẵng: 515km Giao Thủy nằm ở phía Đông nam của tỉnh Nam Định, phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông. Phía Tây Bắc giáo với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới với 2 huyện này là sông Sò. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng (chính Bắc là huyện Kiến Xương, Đông Bắc là huyện Tiền Hải). Diện tích tự nhiên toàn huyện là 23.823,8 ha.

2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu:
Địa hình tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng trũng huyện Ý Yên. Vùng ven biển có bờ biển dài hơn 72km, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Nam Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra có sông Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.

3. Dân số:
Dân số tỉnh Nam Định hiện nay khoảng 1,78 triệu người, riêng Huyện Giao Thủy khoảng 167.743 người (dân số nữ chiếm khoảng 48,99% dân số); dân số sống ở khu vực thành thị chiếm khoảng 20,27%, nông thôn 79,73%. Là tỉnh có mật độ dân số đông (1.067 người/km2), lực lượng lao động dồi dào, có trình độ, được đào tạo cơ bản với cơ cấu ngành nghề đa dạng.

4. Đơn vị hành chính:
– Tỉnh Nam Định có 01 Thành phố trực thuộc tỉnh: Thành phố Nam Định và 9 huyện: Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường; với tổng số 226 xã/phường/thị trấn.
– Huyện Giao Thủy có 20 xã và 2 thị trấn.
5. Tình hình giáo dục, phúc lợi y tế:
Trên địa bàn tỉnh Nam Định có 16 trường Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và Đại học, năm học 2020-2021 có 30.849 học sinh, sinh viên, chiếm 9,28% tổng số học sinh. Hiện tỉnh Nam Định có 247 cơ sở y tế, trong đó 21 bệnh viện và 226 trạm y tế, xã phường. Số cán bộ ngành y (năm 2020) tỉnh Nam Định có 6.278 người, trong đó số bác sỹ, dược sỹ 1.372 người, chiếm 21,9%. Số bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân là 7 người. Toàn tỉnh có 5.915 giường bệnh. Số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân là 33 giường.

 

VII TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG

1. Tình hình kinh tế của tỉnh Nam Định
– Tốc độ tăng trưởng (GRDP)năm 2020: 6,97%;
– GRDP bình quân đầu người (USD) năm 2020:1.869 USD/năm
– Cơ cấu kinh tế theo ngành (%):
Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 17,9%; khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 82,1%
2. Tình hình kinh tế của huyện Giao Thủy
– Tốc độ tăng trưởng (GDP): 13,18%
– GDP bình quân đầu người (USD): 47 triệu đồng/năm
– Tốc độ tăng trưởng công nghiệp – xây dựng (%): 15,0%
– Cơ cấu kinh tế theo ngành (%): Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ: 65,59% Nông, lâm, thủy sản: 34,41%.

 

VIII. HẠ TẦNG GIAO THÔNG, KẾT NỐI LOGISTICS

1. Đường bộ:
– Các tuyến đường cao tốc chính: Cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình qua địa bàn tỉnh Nam Định cách thành phố Nam Định khoảng 35 phút đi ô tô.
– Các tuyến đường Quốc lộ như: QL.10, QL.37B, QL.38B, QL.21, QL.21B đã được đầu tư xây dựng đảm bảo kết nối giao thông với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và trung tâm Tp Hà Nội.
– Tuyến giao thông huyết mạch quan trọng của tỉnh như: TL485B đoạn từ đê hữu sông Đào đến QL21B; TL487B; TL488 đoạn từ QL21 đến nút giao QL37B (nay là QL21B); TL488B; TL488C; TL489C; cầu Thịnh Long trên tuyến đường bộ ven biển.
– Đường trục kết nối Vùng kinh tế biển với đường cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình (TL490B); tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn tỉnh Nam Định và nhiều tuyến đường giao thông nông thôn khác trên toàn tỉnh… đang được triển khai thi công, khi hoàn thiện, đã góp phần to lớn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, hội nhập quốc tế của tỉnh.
2. Đường hàng không
– Sân bay chính: Không có.
– Các tuyến đường tới sân bay:
+ QL.10 đến sân bay Cát Bi;
+ QL.21, QL.21B đến sân bay Nội Bài.
3. Đường biển
– Hệ thống sông Trung ương đi qua địa bàn với tổng chiều dài 257 Km gồm: sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy, kênh Quần Liêu với nhiều tuyến vận tải đường thủy nội địa có tầm quan trọng quốc gia đi qua địa bàn tỉnh như tuyến Ba Lạt – Hà Nội (qua hệ thống sông Hồng); tuyến Lạch Giang – Hà Nội (qua hệ thống sông Hồng, sông Ninh Cơ); tuyến Quảng Ninh – Ninh Bình (qua hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Đáy) và tuyến Cửa Đáy – Ninh Bình (qua hệ thống sông Đáy);
– Hệ thống sông địa phương dài 278 km: Các sông địa phương quản lý hầu hết qua các cống ngăn mặn dưới đê nên hạn chế tĩnh không, chỉ cho phép loại tàu <100T qua lại, những sông này chủ yếu phục vụ vận tải cự ly ngắn trong từng huyện, luồng tuyến chủ yếu có cấp kỹ thuật thấp cấp IV, cấp V. Hệ thống tuyến vận tải chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển các mặt hàng nông sản, vật liệu xây dựng đi lại giữa các khu vực nội huyện, kết nối với hệ thống đường thủy do Trung ương quản lý tạo thành hệ thống đường thủy thông suốt và liên hoàn.
4. Đường sắt:
– Đường sắt Bắc – Nam qua tỉnh Nam Định dài 41,2Km, đường đơn, khổ rộng 1.000mm chủ yếu phục vụ hành khách đi/đến ga Nam Định từ các tỉnh miền Trung và phía Nam.
– Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam đã được quy hoạch đi qua địa
bàn tỉnh Nam Định khoảng 36Km.

 

IX. NGUỒN LAO ĐỘNG

1. Số lượng lao động:
– Tỉnh Nam Định có lực lượng lao động khá dồi dào khoảng 1,1 triệu người (tương đương 62% dân số).
– Lực lượng lao động trên địa bàn huyện Giao Thủy khoảng 98.465 lao động.
2. Trình độ lao động
– Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2020 đạt 72,1%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 46%.
– Lao động đã qua đào tạo (kể cả không có chứng chỉ) trên địa bàn huyện Giao Thủy: khoảng 61.048 lao động.
3. Cơ sở đào tạo hiện có
– Trên địa bàn tỉnh Nam Định có 16 trường Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và Đại học, năm học 2020-2021 có 30.849 học sinh, sinh viên, chiếm 9,28% tổng số học sinh.
– Huyện Giao Thủy có Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.
4. Chi phí lao động
Lương tối thiểu: 3.430.000 VNĐ/tháng (huyện Giao Thủy thuộc địa bàn vùng III. Mức lương tối thiểu căn cứ theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động).

 

 

X. THÔNG TIN VỀ ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN Vườn Quốc gia Xuân Thủy

1. Vị trí – Vị trí trong tỉnh:

Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ (VQGXT) là một vựng bãi bồi ngập nước rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng; bao gồm một phần Cồn Ngạn (ở phía ngoài đê Vành Lược), toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Toạ độ địa lý: từ 20010’ đến 20015’ vĩ độ Bắc, từ 106020’ đến 106032’ kinh độ Đông.
– Vị trí trong vùng/ khu vực: VQG Xuân Thủy thuộc xã Giao Thiện, Giao An, huyện Giao Thủy.
– Khoảng cách địa điểm dự án tới sân bay, bến cảng, đường cao tốc, quốc lộ…
+ Từ trung tâm VQG tới nhà ga tàu Nam Định 70km và cách 170km tới sân bay Cát Bi, Nội Bài.
– Bản đồ vị trí dự án: Chi tiết theo bản đồ địa giới hành chính của tỉnh và VQG Xuân Thủy.

2. Hiện trạng hạ tầng

A. Các công trình kiến trúc hiện đã xây dựng trong khu vực Vườn Quốc gia bao gồm:
1. Khu trung tâm và dịch vụ của Vườn Quốc gia Xuân Thủy
2. Trạm nghiên cứu rừng ngập mặn
3. Trạm kiểm lâm

4. Đồn biên phòng
5. Khu vực quân đội (Kho vũ khí tỉnh đội)
6. Trạm thuộc vườn quốc gia (phía Đông bắc bộ đội biên phòng)
7. Hai chòi quan sát (thuộc vườn quốc gia)
8. Bến thuyền, ca nô (Nằm phía nam khu dịch vụ – cầu Vọp 1) Bến thuyền hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, cầu tàu đã hỏng chỉ sử dụng neo đậu thuyền. Các khu vực bến thuyền khác phục vụ đi lại của người dân nằm ở ven sông Trà lối lên xuống là bờ đất hoặc các cống thủy sản.
9. Ngoài ra còn có các khu vực chòi nghỉ, nhà coi đầm của nhân dân nuôi trồng thủy sản tại khu vực này
B. Đường thủy
Trong VQG Xuân Thủy có sông Vọp, sông Trà và nhiều sông lạch nhỏ khác, du khách có thể đi thuyền nhỏ len lỏi theo các dòng chảy để quan sát chim và thưởng ngoạn cảnh đẹp của một trong những khu vực rừng ngập mặn còn lại tốt nhất vùng cửa sông ven biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
C. Đường bộ
Giao thông từ tất cả các nơi đến đê quốc gia, tiếp giáp với ranh giới VQG Xuân Thủy khá thuận lợi. Từ trung tâm Hà Nội du khách đến VQG là 150 km, thời gian xe ôtô đi hết khoảng 3,0-3,5 giờ.
– Tuyến đường tỉnh lộ 489 từ khu trung tâm huyện đến vườn quốc gia Xuân Thuỷ mới được xây dựng mặt đường thảm bê tông nhựa
– Tuyến đường trên đê đi về khu trung tâm đã có dư án, đang triển khai thực hiện.
– Tuyến đường trục chính 01 (đoạn từ đê Quốc gia ra trạm kiểm lâm): Đã xây dựng xong mặt đường láng nhựa rộng 5.5m, lề mỗi bên rộng 0.5m còn tốt . hai bên đường được kè đá. Các cầu, cống trên đường đã được xây dựng hoàn thiện.
– Đường trục chính 02 (đoạn từ đê Quốc gia ra đường tuần tra): Là đường đắp đất thuộc dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Cồn Ngạn đang được triển khai thi công. Theo thiết kế mặt đường đắp đất rộng 7,0m, mái hai bên đắp đất mài 1:2, đắp đất đến cao trình +3.5m, trên tuyến có 02 cầu đã được xây dựng mới là cầu Vọp 2 và cầu Hoành Lộ, còn 02 cầu cần xây dưng mới là cầu Trắng và cầu qua sông Hooc Giè.
– Đường từ đường trục xã Giao Thiện ra vườn quốc gia: Là đường dân sinh mặt đường láng nhựa rộng 2m, lề đường hai bên đắp đất mỗi bên rộng TB 1,5m, bên trái tuyến là Kênh cấp 2
– Tuyến đường tuần tra đa số đã được xây dựng với mặt đường bê tông xi măng rộng 2.5m, cao độ mặt đường +3.50m, chỉ còn một số đoạn liên quan đến các cống đầm tôm chưa được thực hiện.
– Các tuyến đường đê, đã và đang được thực hiện đắp nền đến cao độ 3.5m.
– Tuyến đường bộ ven biển, đoạn đi qua các xã giao Thiện, Giao An huyện Giao Thuỷ Nam Định đã khởi công từ tháng 9/2020: Đây là công trình giao thông cấp II. Hiện nay đang tập trung thi công các hạng mục nền đường và cống thuỷ lợi trên toàn tuyến huyện Giao Thuỷ. Theo kế hoạch toàn tuyến được hoàn thành trong năm 2024.

3. Điện – Tình hình cung cấp điện:

Trên đường trục 1 đã có đường dây 22KV đi nổi cấp điện cho khu vườn quốc gia và đồn biên phòng.
– Giá điện: Theo quy định chung.
+ Giá điện bán lẻ cho sản xuất (cấp điện áp từ 22KV đến dưới 110KV): 1.555 đồng/kWh (giờ bình thường).
+ Giá điện bán lẻ cho kinh doanh (cấp điện áp dưới
6KV): 2.666kWh.

4. Nước – Tình hình cung cấp nước:

Tại VQG Xuân Thủy đã có trạm xử lý cấp nước cho khu vườn quốc gia và trạm kiểm lâm.
– Giá nước: Theo quy định chung.
+ Giá nước cho hoạt động sản xuất: 13.500 đồng/m3
+ Nước sinh hoạt đối với hộ dân cư: 8.200
đồng/m3.

5. Hệ thống xử lý – Hiện trạng:

Tại khu vực chưa được xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chưa có các điểm chất thải/nước thải thu gom rác thải sinh hoạt – Chi phí xử lý:
6. Thông tin liên lạc

– Các dịch vụ hiện có: Đầy đủ
– Giá dịch vụ: Theo quy định chung của các nhà cung cấp

7. Giao thông

– Phương tiện giao thông chủ yếu: Oto, tàu thuỷ
– Chi phí đi lại/ vận tải hàng hoá:

8. Nhân lực

– Khả năng cung ứng lao động: Nguồn lao động phổ thông, lao động chất lượng cao, lao động nông nhàn.
– Chi phí về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: lương tối thiểu vùng theo quy định là 3.430.000 VNĐ/tháng

 

 

XI. DỊCH VỤ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ CỦA VNFDI

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, VNFDI sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư MIỄN PHÍ như:

  • Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
  • Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;
  • Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
  • Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;
  • Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
  • Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Công ty Liên Doanh Xúc Tiến Đầu Tư Và Hợp Tác Quốc Tế FDI

  • ????Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà D10, Đường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • ????Điện thoại: 024 3835 6329/19003168
  • ????Email: info@vnfdi.com

Bản đồ

-->