ĐẦU TƯ KINH DOANH HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP THẠCH QUẢNG THANH HÓA - Mã: 10652
Thanh Hóa
Mô tả dự án
I. Thông tin chi tiết dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thạch Quảng
VNFDI xin đưa ra thông tin về dự án đầu tư xây dựng:
Tên: Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thạch Quảng
Lĩnh vực đầu tư: Hạ tầng kĩ thuật
Địa điểm: Huyện Thành Thành
Diện tích đất sử dụng: 140 ha
Tổng mức đầu tư dự kiến: 40 triệu USD
Quy mô dự án: 140 ha
II. Khái quát về tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
1. Vị trí địa lí
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung BộViệt Nam. Đồng thời là một tỉnh lớn của Việt Nam, diện tích đứng thứ 5 cả nước với tổng diện tích là 11.116 km²
Điểm cực nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn
2. Kinh tế
Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng thời cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%, tăng 2,5%
Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) ước tính năm 2021 tăng 8,85% so với năm 2020; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,58%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 15,66% (riêng công nghiệp tăng 17,65%); các ngành dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,32%. Trong đó cơ cấu kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 16,07%, giảm 1,16%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 46,64%, tăng 4,29%; các ngành dịch vụ chiếm 30,82%, giảm 2,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,47%, giảm 0,42% so với năm 2020
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 toàn ngành tăng 16,99% so với năm 2020; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 9,20%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,55%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 8,30%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 19,76% so cùng kỳ
GRDP bình quân đầu người năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 58,1 triệu đồng, tương đương với 2.471 đô la Mỹ
3. Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
4. Giao thông
Một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không
Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT.
Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.
Vận tải công cộng, đến năm 2021, Thanh Hóa đã phát triển mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.
5. Giáo dục
Thanh Hóa nổi tiếng hiếu học từ xưa, quê hương của nhiều nho sĩ. Trong thời kỳ phong kiến Thanh Hóa có 2 trạng nguyên, hàng trăm tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa (xếp thứ 7 toàn quốc sau Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên)
Nền giáo dục hiện tại của Thanh Hóa cũng luôn được xem là cái nôi nhân tài của Việt Nam. Năm 2008, trong kì thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học, Thanh Hóa có nhiều thủ khoa nhất nước.
Hệ thống điện được sử dụng là từ đường dây lưới điện 35Kv ở trạm biến áp 110Kv công suất lớn do Nhà máy điện KCN cung cấp
Hệ thống nước đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất khác với công suất lớn do nhà máy cấp nước KCN cung cấp
Hệ thống thoát nước được thiết kế riêng phần thoát nước mưa và nước thải riêng
Nước thải từ những nhà máy trong khu công nghiệp cũng như sinh hoạt sẽ được xử lý qua trạm xử lý rác thải tập trung với công suất lớn sau đó mới được thải ra ngoài tự nhiên
Dịch vụ viễn thông được lắp đặt hệ thống của mạng lưới theo tiêu chuẩn quốc tế, tiên tiến giúp liên lạc cả trong nước lẫn ngoài nước.
Đường giao thông gồm có đường nội bộ 2 làn và đường chính 4 làn đảm bảo cho các xe có phân khối lớn có thể đi vào
Hệ thống cây xanh được phủ theo tiêu chí xanh – sạch – đẹp trong khu công nghiệp Thanh Hóa hạn chế tác động tới môi trường nhà xưởng cho thuê
Hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp cạnh hệ thống nước sạch nhằm đảm bảo tính an toàn cho khu công nghiệp
Ngành nghề
Tập trung chủ yếu sản xuất vào các ngành kinh doanh
Cho thuê xưởng, kho bãi, sản xuất các sản xuất linh kiện điện tử, viễn thông, may mặc, giày dép, sản xuất hàng tiêu dùng
Nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường
IV. Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư
1. Chính sách của Nhà nước
Thuê đất, thuê mặt nước (trừ các khu công nghiệp đã có nhà đầu tư hạ tầng)
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước; miễn từ 07 đến 15 năm kể từ khi dự án đi vào hoặt động tùy theo lĩnh vực ngành nghề dự án
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 04 năm tiếp theo
Thuế nhập khẩu
Tùy theo từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh mà nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi:
Miễn thuế nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây truyền công nghệ phục vụ dự án đầu tư, phương tiện đưa đón công nhân…
Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ khi dự án đi vào sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng
2. Chính sách của tỉnh Thanh Hóa
Hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn: 200 triệu đồng/chuyến qua cảng Nghi Sơn
Chính sách hỗ trợ vận chuyển hàng hóa bằng container qua cảng Nghi Sơn
– Loại container 20 feet: 700.000 đồng/container
– Loại container 40 feet trở lên: 1.000.000 đồng/container